Bài tập file word toán 4 cánh diều Bài 34: Các tính chất của phép nhân
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 34: Các tính chất của phép nhân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Cánh diều
Xem: => Giáo án toán 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ II
BÀI 34: CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Số?
a) 13 x 45 = 45 x ……
b) ….. x 26 = 26 x 78
c) 21 x 32 = …. x …..
d) 67 x ...... = 90 x 67
Trả lời:
a) 13 x 45 = 45 x 13
b) 78 x 26 = 26 x 78
c) 21 x 32 = 32 x 21
d) 67 x 90 = 90 x 67
Câu 2: Không thực hiện phép tính, hãy nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
a) 142 x 45 | 1) A x B + A x C |
b) A x (B + C) | 2) 45 x 142 |
c) (32 – 17) x 21 | 3) 32 x 21 – 17 x 21 |
Trả lời:
a) – 2) ; b) – 1) ; c) – 3)
Câu 3: Tính bằng hai cách theo mẫu :
Mẫu : 6 x 5 x 2 = ? Cách 1 : 6 x 5 x 2 = (6 x 5) x 2 = 30 x 2 = 60 Cách 2 : 6 x 5 x 2 = 6 x (5 x 2) = 6 x 10 = 60 |
a) 4 x 5 x 2 b) 5 x 2 x 4
c) 3 x 7 x 4 d) 6 x 2 x 9
Trả lời:
a) 4 x 5 x 2
Cách 1: 4 x 5 x 2 = (4 x 5) x 2 = 20 x 2 = 40
Cách 2: 4 x 5 x 2 = 4 x (5 x 2) = 4 x 10 = 40
b) 5 x 2 x 4
Cách 1: 5 x 2 x 4 = (5 x 2) x 4 = 10 x 4 = 40
Cách 2: 5 x 2 x 4 = 5 x (2 x 4) = 5 x 8 = 40
c) 3 x 7 x 4
Cách 1: 3 x 7 x 4 = (3 x 7) x 4 = 21 x 4 = 84
Cách 2: 3 x 7 x 4 = 3 x (7 x 4) = 3 x 28 = 84
d) 6 x 2 x 9
Cách 1: 6 x 2 x 9 = (6 x 2) x 9 = 12 x 9 = 108
Cách 2: 6 x 2 x 9 = 6 x (2 x 9) = 6 x 18 = 108
Câu 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 5 x 23 x 2
b) 17 x 4 x 5
Trả lời:
a) 5 x 23 x 2 = 23 x (5 x 2) = 23 x 10 = 230
b) 17 x 4 x 5 = (4 x 5) x 17 = 20 x 17 = 340
II. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Tính
a) 28 x 30 b) 450 x 70
15 x 200 510 x 500
Trả lời:
a) 28 x 30 = 840
15 x 200 = 3 000
b) 450 x 70 = 31 500
510 x 500 = 255 000
Câu 2: (150 x 4) x 35 = 150 x (4 x 35). Đúng hay sai? Hãy giải thích cụ thể
Trả lời:
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Do đó ta có: (150 x 4) x 35 = 150 x (4 x 35)
Vậy phép tính đã cho là đúng.
Câu 3: Một bao gạo cân nặng 20kg, một bao ngô cân nặng 10kg. Một xe ô tô chở 50 bao gạo và 30 bao ngô. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô?
Trả lời:
50 bao gạo nặng số ki-lô-gam là:
50 x 20 = 1000 (kg)
30 bao ngô nặng số ki-lô-gam là:
30 x 10 = 300 (kg)
Xe ô tô đó chở tất cả số ki-lô-gam gạo và ngô là:
1000 + 300 = 1300 (kg)
Đáp số: 1300 (kg)
III. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Giải bài toán sau bằng hai cách:
Có 10 ô tô chở hàng. Mỗi ô tô chở 5 kiện hàng. Mỗi kiện hàng chứa 25 ấm điện. Hỏi 10 ô tô đó chở bao nhiêu ấm điện ?
Trả lời:
Cách 1:
10 ô tô chở số kiện hàng là :
10 x 5 = 50 (kiện hàng)
10 ô tô chở số ấm điện là :
25 × 50 = 1250 (ấm điện)
Đáp số: 1250 ấm điện.
Cách 2:
Mỗi ô tô chở số ấm điện là:
25 × 5 = 125 (ấm điện)
10 ô tô chở số ấm điện là:
125 x 10 = 1250 (ấm điện)
Đáp số: 1250 ấm điện.
Câu 2: Điền số thích hợp vào ô trống:
a x b x 125 = (a x b) x = a x (b x )
Trả lời:
Ta có: a x b x 125=(a x b) x 125=a x (b x 125)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 125;125.
IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Tìm một số có hai chữ số biết rằng nếu viết thêm số 27 vào bên trái số đó ta thu được số mới gấp 31 lần số ban đầu.
Trả lời:
Số đó là số 90