Bài tập file word toán 4 cánh diều Bài 87: Dãy số liệu thống kê

Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 87: Dãy số liệu thống kê. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Cánh diều

CHỦ ĐỀ IV

BÀI 87: DÃY SỐ LIỆU THỐNG KÊ

 

  1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Số ki-lô-gam gạo trong mỗi bao được ghi dưới đây

 
  


Hãy viết dãy số ki-lô-gam gạo của 5 bao gạo trên

  1. a) Theo thứ tự từ bé đến lớn;
  2. b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.

Trả lời:

Ta có: 35kg < 40kg < 45kg < 50kg < 60kg.

  1. a) Thứ tự từ bé đến lớn: 35kg, 40kg, 45kg, 50kg, 60kg.
  2. b) Thứ tự từ lớn đến bé: 60kg, 50kg, 45kg, 40kg, 35kg.

 

Câu 2: Số thóc gia đình chị Út thu hoạch được trong 3 năm như sau

Năm 2001: 4 200kg;

Năm 2002: 3 500kg;

Năm 2003: 5 400kg

Hãy điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau

Năm

2001

2002

2003

Số thóc

Trả lời:

Lần lượt điền số thóc của gia đình chị Út thu hoạch được trong ba năm vào ô tương ứng với số năm

Năm

2001

2002

2003

Số thóc

4 200kg

3 500kg

5 400kg

 

Câu 3:  Nhìn vào dãy số liệu sau 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10

  1. a) Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số?
  2. b) Số thứ tư trong dãy là số bao nhiêu?

Trả lời:

  1. a) Dãy số trên có tất cả 9 số
  2. b) Số thứ tư trong dãy là số 60

 

Câu 4: Cho dãy số liệu về thời gian tập thể dục mỗi ngày của các thành viên trong gia đình Mai như sau: 20 phút, 40 phút, 10 phút, 50 phút, 30 phút.

Hỏi:

  1. a) Gia đình Mai có bao nhiêu thành viên?
  2. b) Thời gian các thành viên tập thể dục nhiều nhất là bao nhiêu?

Trả lời:

  1. a) Gia đình Mai có 5 thành viên
  2. b) Thời gian các thành viên tập thể dục nhiều nhất là 50 phút.

 

 
  


Câu 5: Cho biểu đồ tranh sau

Hãy sắp xếp dãy số liệu cà chua trên theo thứ tự tăng dần của các lớp?

Trả lời:

Dựa vào biểu đồ ta có số liệu cà chua trên theo thứ tự tăng dần của các lớp là

4B; 4E; 4D; 4A; 4C

  1. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Trong giải đấu bóng đá dành cho học sinh khối Bốn, các bạn Nam, Việt, Rô-bốt và Dũng lân lượt ghi được số bàn thẳng là 7, 6, 2, 4. Dựa vào dãy số liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.

  1. a) Dũng ghi được bao nhiều bàn thắng?
  2. b) Số bàn thắng nhiều nhất mà một bạn đã ghỉ được là bao nhiêu bàn?
  3. c) Có bao nhiêu bạn ghi được nhiều hơn 5 bản thắng?

Trả lời:

  1. a) Dũng ghi được 4 bàn thắng
  2. b) Số bàn thắng nhiều nhất mà một bạn đã ghi được là 7 bàn
  3. c) Có 2 bạn ghi được nhiều hơn 5 bản thắng

 

Câu 2: Rô-bốt ghi chép tổng số chữ cái có trong tên của tat cả các bạn trong tổ 1 thành dãy số liệu như sau: 4, 3, 2, 3, 4, 5, 3, 5.

  1. a) Dãy số liệu trên có tất cả bao nhiêu số? Số đầu tiên trong dãy là số mấy?
  2. b) Tên của các bạn trong tổ 1 có nhiều nhất bao nhiêu chữ cái? Ít nhất bao nhiêu chữ cái?
  3. c) Trong tổ 1 có bạn nảo tên là Nguyệt hay không? Vì sao?

Trả lời:

  1. a) Dãy số liệu trên có tắt cả 8 số. Số đầu tiên trong dây là số 4
  2. b) Tên của các bạn trong tổ 1 có nhiều nhất 5 chữ cái. Ít nhất 2 chữ cái
  3. c) Trong tổ 1 không có bạn tên là Nguyệt. Vì trong dãy số liệu không có tên Nguyệt

 

Câu 3: Việt cùng bố trồng 5 chậu dâu tây. Bắt đầu từ Chủ nhật tuần trước, ngày nào Việt cũng hái dâu tây. Vào mỗi buổi tối, Việt đều ghi lại tổng số quả dâu tây hái được trong ngày và nhận được một dây số liệu như sau: 2, 3, 4, 5, 7, 8, 10, 13.

Dựa vào dãy số liệu đó và trả lời câu hỏi.

  1. a) Việt đã hái dâu tây trong bao nhiêu ngày?
  2. b) Vào ngày nào, Việt hái được ít dâu tây nhất?
  3. c) Số lượng dâu tây mà Việt hái được trong các ngày đó là tăng hay giảm sau mỗi ngày?

Trả lời:

  1. a) Việt đã hái dâu tây trong 8 ngày
  2. b) Vào ngày thứ 1, Việt hái được ít dâu tây nhất
  3. c) Số lượng dâu tây mà Việt hái được trong các ngày đó là tăng sau mỗi ngày

 

Câu 4: Đây là bảng thống kê số học sinh giỏi của các lớp 3 ở cùng một trường tiểu học

Lớp

3A

3B

3C

3D

Số học sinh giỏi

18

13

25

15

Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau

  1. a) Lớp 3B có bao nhiêu học sinh giỏi? Lớp 3D có bao nhiêu học sinh giỏi?
  2. b) Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A bao nhiêu học sinh giỏi?
  3. c) Lớp nào có nhiều học sinh giỏi nhất? Lớp nào có ít học sinh giỏi nhất?

Trả lời:

  1. a) Lớp 3B có 13 học sinh giỏi. Lớp 3D có 15 học sinh giỏi.
  2. b) Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A 7 học sinh giỏi.
  3. c) Lớp 3C có nhiều học sinh giỏi nhất (25 học sinh)

    Lớp 3B có ít học sinh giỏi nhất (13 học sinh)

Câu 5: Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều cao theo thứ tự là 129 cm; 132 cm; 125 cm; 135 cm.

Dựa vào dãy số liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi sau

  1. a) Dũng cao hơn Hùng bao nhiêu xăng-ti-mét?
  2. b) Hà thấp hơn Quân bao nhiêu xăng-ti-mét?
  3. c) Hùng và Hà, ai cao hơn ? Dũng và Quân, ai thấp hơn?

Trả lời:

  1. a) Dũng cao hơn Hùng số xăng-ti-mét là 129 – 125 = 4 (cm).
  2. b) Hà thấp hơn Quân số xăng-ti-mét là 135 – 132 = 3 (cm).
  3. c) Vì 132cm > 125cm nên Hà cao hơn Hùng;

    Vì 129cm < 135cm nên Dũng thấp hơn Quân.

 

Câu 6: Dãy các chủ nhật của tháng 2 năm 2004 là các ngày 1, 8, 15, 22, 29

Nhìn vào dãy trên, hãy trả lời các câu hỏi sau

  1. a) Tháng 2 năm 2004 có mấy chủ nhật?
  2. b) Chủ nhật đầu tiên là ngày nào ?
  3. c) Ngày 22 là chủ nhật thứ mấy trong tháng?

Trả lời:

  1. a) Tháng 2 năm 2004 có 5 ngày chủ nhật.
  2. b) Chủ nhật đầu tiên là ngày 1 tháng 2.
  3. c) Ngày 22 là chủ nhật thứ tư trong tháng.

 

Câu 7: Cho hình ảnh về lượng nước của ba cốc nước sau

  1. a) Viết dãy số liệu của hình trên?
  2. b) Số lượng nước của cốc nào lớn nhất? Cốc nào bé nhất kém cốc lớn nhất bao nhiêu lít nước?

Trả lời:

  1. a) Dãy số liệu của hình trên là 50ml; 25ml; 0ml
  2. b) Do 50ml > 25ml > 0ml nên cốc 1 có nhiều nước nhất, cốc 3 có ít nước nhất và kém cốc thứ nhất 50ml – 0ml = 50ml nước.

 

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Cho dãy số liệu sau

5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45.

Nhìn vào dãy số trên hãy trả lời các câu hỏi sau

  1. a) Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số? Số 25 là số thứ mấy trong dãy?
  2. b) Số thứ ba trong dãy là số nào? Số này lớn hơn số thứ nhất trong dãy bao nhiêu đơn vị?
  3. c) Số thứ hai lớn hơn số thứ mấy trong dãy số?

Trả lời:

  1. a) Dãy trên có tất cả 9 số. Số 25 là số thứ năm trong dãy.
  2. b) Số thứ ba trong dãy là số 15.

Số này lớn hơn số thứ nhất số đơn vị là 15 – 5 = 10

  1. c) Số thứ hai của dãy số liệu là số 10.

Số thứ nhất của dãy số liệu là 5.

Vì 10 > 5 nên số thứ hai lớn hơn số thứ nhất.

 

Câu 2: Dưới đây là bảng thống kê số cây của bản Na đã trồng được trong 4 năm

Cây/Năm

2000

2001

2002

2003

Thông

1 875 cây

2 167 cây

1 980 cây

2 540 cây

Bạch đàn

1 745 cây

2 040 cây

2 165 cây

2 515 cây

Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi dưới đây

  1. a) Năm 2002 bản Na trồng được nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu cây bạch đàn?
  2. b) Năm 2003 bản Na trồng được tất cả bao nhiêu cây thông và cây bạch đàn?

Trả lời:

  1. a) Số cây bạch đàn bản Na trồng năm 2002 nhiều hơn năm 2000 là:

2 165 – 1 745 = 420 (cây)

  1. b) Năm 2003 bản Na trồng được tất cả số cây thông và cây bạch đàn là:

2 540 + 2 515 = 5 055 (cây)

Đáp số: a) 420 cây

  1. b) 5 055 cây

 

Câu 3: Cho hình ảnh sau

Biết rằng mỗi hình hộp bên trên có thể chứa 90 lít nước, nếu chỉ có 250 lít nước rót đều từ trái qua phải thì hộp cuối cùng chỉ rót được bao nhiêu lít?

Trả lời:

Hai hình hộp đầu tiên chứa tổng số lít nước là

90 x 2 = 180 (l)

Số lít nước còn lại là

250 – 180 = 70 (l)

Vậy rót đều nước từ trái qua phải thì hộp cuối cùng chỉ rót được 70 lít nước.

  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Năm 2 023, số tuổi trong một gia đình lần lượt là 53; 49; 13; 7. Vậy nếu ở năm 1 971 thì dãy số liệu trên sẽ là?

Trả lời:

Năm 1 971 cách năm 2 023 số năm là: 2 023 – 1 971 = 52 năm

Do 49 < 52; 13 < 52; 7 < 52 nên vào năm 1 971 có 4 người chưa ra đời.

Mà 53 > 52 và 53 – 52 = 1

Vậy nếu ở năm 1 971 thì dãy số liệu trên là 1.

 

Câu 2: Buổi sáng ngày thứ 7 trên đường phố Hà Nội người ta tính được có 700 xe ô tô, 850 chiếc xe máy, và 150 chiếc xe đạp đang di chuyển. Đến ngày thứ hai người ta thấy số xe ô tô gấp đôi ngày thứ bảy, số xe máy bằng tổng số xe máy và xe đạp ngày thứ bảy, số xe đạp vẫn như vậy. Hỏi dãy số liệu của ngày thứ hai về phương tiện di chuyển là?

Trả lời:

Số xe đạp của ngày thứ hai là 150 xe

Số xe ô tô của ngày thứ hai là 700 x 2 = 1400 xe

Số xe máy của ngày thứ hai là 850 + 150 = 1000 xe

dãy số liệu của ngày thứ hai về phương tiện di chuyển ô tô, xe máy, xe đạp lần lượt là 1400; 1000; 150 (xe)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay