Bài tập file word toán 4 cánh diều Bài 88: Biểu đồ cột
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 88: Biểu đồ cột. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Cánh diều
Xem: => Giáo án toán 4 cánh diều
CHỦ ĐỀ IV
BÀI 88: BIỂU ĐỒ CỘT
- NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Cho biểu đồ cột sau, trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
Câu 1: Biểu đồ trên biểu thị điều gì?
Trả lời:
Biểu đồ trên biểu thị số học sinh của 5 lớp 4
Câu 2: Hàng ngang bên dưới cho biết điều gì? Hàng dọc bên mép trái cho biết điều gì?
Trả lời:
Hàng ngang bên dưới cho biết số lớp 4
Hàng dọc bên mép trái cho biết số học sinh
Câu 3: Lớp nào có số học sinh cao nhất? Lớp nào có số học sinh ít nhất?
Trả lời:
Lớp 4C có số học sinh cao nhất
Lớp 4E có số học sinh ít nhất
Câu 4: Dựa vào đâu để so sánh số học sinh của mỗi lớp với nhau?
Trả lời:
Dựa vào độ cao thấp của cột để so sánh số học sinh của mỗi lớp với nhau.
Câu 5: Hãy sắp xếp số học sinh của các lớp từ bé đến lớn?
Trả lời:
Số học sinh của các lớp được sắp xếp từ bé đến lớn là 4E, 4A, 4B, 4D, 4C
- THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Cho biểu đồ cột sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 7
Câu 1: Em hãy nêu tên và thời gian mỗi bạn dành để học bài?
Trả lời:
Hoa: 6 000 giây; Mai: 5 500 giây; Lan: 3 500 giây; Dũng: 4 500 giây; Kiên: 7 000 giây
Câu 2: Bạn nào có thời gian học nhiều nhất và ít nhất? Bạn học nhiều nhất học nhiều hơn bạn học ít nhất bao nhiêu giây?
Trả lời:
Theo biểu đồ cột ta thấy bạn Kiên dành nhiều thời gian học nhất, Lan học ít nhất
Bạn Kiên học nhiều hơn bạn Lan số giây là:
7 000 – 3 500 = 3 500 (giây)
Câu 3: Tổng thời gian Hoa và Mai học hơn Dũng bao nhiêu giây?
Trả lời:
Tổng thời gian Hoa và Mai học là:
6 000 + 5 500 = 11 500 (giây)
Hoa và Mai học nhiều hơn Dũng số giây là:
11 500 – 4 500 = 7 000 (giây)
- c) Số lượng dâu tây mà Việt hái được trong các ngày đó là tăng sau mỗi ngày
Câu 4: Những bạn nào học nhiều hơn 4 500 giây?
Trả lời:
Ta có: 6 000 > 4 500
5 500 > 4 500
7 000 > 4 500
Vậy có Hoa, Mai, Kiên học nhiều hơn 4 500 giây.
Câu 5: Tổng thời gian học của cả 5 bạn là bao nhiêu giây?
Trả lời:
Tổng thời gian học của cả 5 bạn là
6 000 + 5 500 + 3 500 + 4 500 + 7 000 = 26 500 (giây)
Câu 6: Viết bảng số liệu của biểu đồ trên.
Trả lời:
Bảng số liệu của biểu đồ trên là
Tên | Hoa | Mai | Lan | Dũng | Kiên |
Thời gian học (giây) | 6 000 | 5 500 | 3 500 | 4 500 | 7 000 |
Câu 7: Tổng số thời gian học của Mai, Lan, Dũng có nhiều hơn tổng số thời gian học của Hoa và Kiên không?
Trả lời:
Tổng số thời gian học của Mai, Lan, Dũng là:
5 500 + 3 500 + 4 500 = 13 500 (giây)
Tổng số thời gian học của Hoa và Kiên là: 6 000 + 7 000 = 13 000 (giây)
Thấy 13 500 > 13 000 nên tổng số thời gian học của Mai, Lan, Dũng nhiều hơn tổng số thời gian học của Hoa và Kiên.
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Biểu đồ dưới đây nói về các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia
Hỏi lớp 4B tham gia mấy môn thể thao, gồm những môn nào?
Trả lời:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy lớp 4B tham gia 3 môn thể thao, đó là bóng đá, bóng rổ, bơi.
Câu 2: Biểu đồ dưới đây nói về các con vật nuôi của bốn nhà
Những nhà nào đều đang nuôi trâu?
Trả lời:
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
- Nhà Xuân nuôi 2 con chó, 2 con trâu và 2 con bò.
- Nhà Hạ nuôi 1 con trâu và 1 con bò và 5 con gà.
- Nhà nuôi 1 con bò và 2 con chó.
- Nhà Đông nuôi 3 con chó, 1 con trâu và 3 con gà.
=> Do đó có ba nhà đang cùng nuôi trâu là nhà Xuân, nhà Hạ và nhà Đông.
Câu 3:
Quan sát biểu đồ và cho biết số sản phẩm nhà máy 1 sản xuất được ít hơn tổng số sản phẩm 4 nhà máy sản xuất được trong ba tháng là bao nhiêu?
Trả lời:
Số sản phẩm nhà máy 1 sản xuất được là 350 sản phẩm
Tổng số sản phẩm 4 nhà máy sản xuất được trong ba tháng là 350 + 320 + 278 + 312 = 1 260 sản phẩm.
Vậy số sản phẩm nhà máy 1 sản xuất được ít hơn tổng số sản phẩm 4 nhà máy sản xuất được trong ba tháng là 1 260 – 350 = 910 (sản phẩm).
- VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Cho biểu đồ biểu thị điểm kiểm tra Toán học kì I của học sinh lớp 8D
như sau. Hỏi ổng số học sinh của lớp 8D là bao nhiêu?
Trả lời
Hàng dọc bên mép trái biểu hiện số học sinh; hàng ngang bên dưới biểu hiện số điểm.
Quan sát biểu đồ ta thấy 3 điểm ứng với 2 học sinh; 4 điểm ứng với 8 học sinh; 5 điểm ứng với 10 học sinh; 6 điểm ứng với 12 học sinh; 7 điểm ứng với 7 học sinh; 8 điểm ứng với 6 học sinh; 9 điểm ứng với 4 học sinh; 10 điểm ứng với 1 học sinh.
Vậy tổng số học sinh của lớp 8D là:
2 + 8 + 10 + 12 + 7 + 6 + 4 + 1 = 50 học sinh
Câu 2: Cho biểu đồ cột kép về sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000-2016
Cho biết tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2000-2016 là bao nhiêu?
Trả lời:
Sản lượng khai thác được biểu thị bởi cột màu xanh
Năm 2000 sản lượng khai thác được là 1 660 (nghìn tấn)
Năm 2005 sản lượng khai thác được là 1 987 (nghìn tấn)
Năm 2010 sản lượng khai thác được là 2 414 (nghìn tấn)
Năm 2016 sản lượng khai thác được là 3 226 (nghìn tấn)
Vậy tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2000-2016 là:
1 660 + 1 987 + 2 414 + 3 226 = 9 287 (nghìn tấn)