Bài tập file word vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 3: đơn vị và sai số trong vật lý

Bộ câu hỏi tự luận vật lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: đơn vị và sai số trong vật lý. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học vật lí 10 Chân trời sáng tạo.

BÀI 3: ĐƠN VỊ VÀ SAI SỐ TRONG VẬT LÝ

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Thứ nguyên của khối lượng riêng là

Trả lời:

Thứ nguyên của khối lượng riêng là M.L−3

 

Câu 2: Phép đo trực tiếp là:

Trả lời:

Phép đo trực tiếp là phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo; phép so sánh đại lượng vật lí cần đo với đại lượng cùng loại trực tiếp thông qua dụng cụ đo.

Câu 3: Định nghĩa về đơn vị trong vật lý.

Trả lời:

Đơn vị trong vật lý là một tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường các đại lượng vật lý.

Câu 4: Khái niệm sai số là gì?

Trả lời:

Sai số là sự chênh lệch giữa giá trị đo được và giá trị đúng.

Câu 5: Thứ nguyên của một đại lượng là:

Trả lời:

Thứ nguyên của một đại lượng là: quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản. Hoặc ta có thể hiểu thứ nguyên là công thức xác định sự phụ thuộc của đơn vị một đại lượng nào đó vào các đơn vị cơ bản.

Câu 6: Thứ nguyên của vận tốc là:

Trả lời:

Thứ nguyên của vận tốc là L.T−1.

2. THÔNG HIỂU

Câu 7: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí là?

Trả lời:

Khi tiến hành đo đạc giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng:  trong đó Δx là sai số tuyệt đối của phép đo,  là giá trị trung bình của đại lượng cần đo khi tiến hành phép đo nhiều lần.

 

Câu 8: Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà em biết?

Trả lời:

Một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng ví dụ như:

- Cường độ dòng điện có đơn vị là A.

- Diện tích có đơn vị đo là m2.

- Thể tích có đơn vị đo là m3.

 

Câu 9: Kể tên một số Đơn vị thuộc hệ SI?

Trả lời:

Các đơn vị thuộc hệ SI:

- kilogam (kg).

- giây (s).

- mét (m).

- kelvin ( K).

- ampe (A).

- mol (mol).

- candela (cd).

Câu 10: Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là?

Trả lời:

Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là giây (s).

Câu 11: Nêu ví dụ về đơn vị được sử dụng trong đo lường thể tích.

Trả lời:

Đơn vị lít thường được sử dụng để đo lường thể tích.

Câu 12: Tại sao đơn vị là một phần quan trọng trong ghi chú kết quả thí nghiệm?

Trả lời:

Ghi chú đơn vị giúp người đọc hiểu rõ hơn về kết quả đo lường và cách nó được thực hiện.

3. VẬN DỤNG

Câu 13: Giải thích tại sao cần có đơn vị trong đo lường.

Trả lời:

 Đơn vị làm cho kết quả đo lường trở nên rõ ràng và có thể so sánh được giữa các đo lường khác nhau.

 

Câu 14: Tại sao sai số đo lường không thể tránh khỏi?

Trả lời:

Sai số xuất hiện do giới hạn của thiết bị đo và sự không hoàn hảo trong quá trình đo lường.

Câu 15: Cho ví dụ về việc sử dụng đơn vị trong cuộc sống hàng ngày.

Trả lời:

Đơn vị mét được sử dụng để đo chiều dài của đối tượng.

 

Câu 16: Làm thế nào sai số đo lường có thể ảnh hưởng đến kết quả của một thí nghiệm khoa học?

Trả lời:

Sai số có thể làm biến đổi kết quả và ảnh hưởng đến tính chính xác của thí nghiệm.

Câu 17: Tại sao trong một thí nghiệm đo lường, việc kiểm soát sai số là quan trọng?

Trả lời:

Kiểm soát sai số giúp đảm bảo rằng kết quả đo lường gần với giá trị đúng nhất.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 18: Số avogadro có giá trị: NA = 6,02213670. 1023 mol-1. Số (0) ở cuối có thể tăng hoặc giảm trong khoảng 4 đơn vị. Sai số tuyệt đối của hằng số này có giá trị nào?

Trả lời:

Theo đề bài ra: Số (0) ở cuối có thể tăng hoặc giảm trong khoảng 4 đơn vị.

=> NA có thể đạt giá trị lớn nhất là:

NA = 6,02213674. 1023 mol-1

Vậy: ΔNA=0,00000004.1023=4.1015mol−1

 

Câu 19: Một học sinh đo độ tăng nhiệt độ của bình nước làm thí nghiệm bằng nhiệt kế chia độ tới 0,10C. Các nhiệt độ đọc được là: t1 = 26,50C; t2 = 31,20C. Độ tăng nhiệt độ có sai số kèm theo là bao nhiêu?

Trả lời:

Ta có, độ tăng nhiệt độ:

t = t2 − t1 ⇒

= 31,2 − 26,5 = 4,7

Theo công thức về sai số thì sai số tuyệt đối của Δt là:(Δt2+Δt1)

Mặt khác, đề bài cho bình nước làm thí nghiệm bằng nhiệt kế chia độ tới 0,10C

sai số tuyệt đối của Δt2 = Δt1 = 0,1 = 0,050C

sai số tuyệt đối của Δt = (Δt2 + Δt1) = 0,10C

Kết quả: Δt = (4,7 ± 0,1)0C

 

Câu 20: Tính điện trở theo định luật Ôm ta có:R =

Áp dụng công thức về sai số ta có kết quả nào?

Trả lời:

Áp dụng công thức về sai số với một thương số, ta phải tính sai số tương đối và cộng tất cả các sai số có liên quan, được kết quả:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay