Bài tập file word vật lí 6 cánh diều Bài 29: Lực hấp dẫn
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 29: Lực hấp dẫn. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 Cánh diều
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
CHỦ ĐỀ 9 - LỰC
BÀI 29 - LỰC HẤP DẪN
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Lực hấp dẫn là gì, trọng lực là gì và chúng có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
Trả lời:
- Lực hút giữa hai vật bất kì có khối lượng trong vũ trụ được gọi là lực hấp dẫn. Các vật này có thể rất nhỏ, chẳng hạn như một con kiến, một viên sỏi hoặc có thể rất lớn, như Mặt Trời, Trái Đất. Lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng nhỏ rất yếu nên khó nhận ra. Em không thể cảm nhận được lực hấp dẫn giữa em và cái cặp sách của em vì lực này quả nhỏ. Nhưng lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng lớn như Mặt Trời và Trái Đất lại lớn nên rất quan trọng.
- Mọi vật trên Trái Đất đều bị Trái Đất hút về phía trung tâm của nó. Lực hấp dẫn này còn được gọi là trọng lực. Đó là lực giữ cho mọi vật trên bề mặt Trái Đất như hiện tại, kể cả nước ở đại dương và không khí chúng ta thở hằng ngày.
Câu 2: Khối lượng là gì?
Trả lời:
Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.
Câu 3: Trọng lượng là gì và được đo bằng đơn vị nào?
Trả lời:
- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất (trọng lực) tác dụng lên vật.
- Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).
Câu 4: Độ giãn lò xo và khối lượn của vật treo trên lò xo có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật treo vào lò xo.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Trên gói bánh có ghi 250 gam. Số ghi đó cho biết điều gì?
Trả lời:
Trên gói bánh có ghi 250 gam. Số ghi đó cho biết khối lượng của chiếc bánh không tính bao bì.
Câu 2: Vì sao Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất?
Trả lời:
Vì mặt Trăng chịu tác động của lực hấp dẫn của Trái Đất
Câu 3: Vì sao các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo?
Trả lời:
Đó là do lực hấp dẫn của Mặt Trời "giữ" các hành tinh quay trong quỹ đạo của chúng.
Câu 4: Phân biệt trọng lượng của một vật và khối lượng của vật đó.
Trả lời:
- Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó. Khối lượng của vật không phụ thuộc vào vị trí đặt vật đó trên Trái Đất hay đưa lên các thiên thể khác.
- Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng của vật có thể thay đổi khi đặt vật đó ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất và khi đưa lên các thiên thể khác.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Trên gói bánh có ghi 250 gam. Số ghi đó cho biết điều gì?
Trả lời:
Trên gói bánh có ghi 250 gam. Số ghi đó cho biết khối lượng bánh trong túi không tính bao bì.
Câu 2: Vận động viên nhảy cầu trước khi nhảy xuống nước thường nhún nhiều lần trên tấm nhún đàn hồi. Em hãy giải thích lý do dựa trên kiến thức đã học.
Trả lời:
Vận động viên thể thao nhảy cầu trước khi nhảy xuống nước thường nhún nhiều lần trên tấm nhún đàn hồi để tăng độ mạnh của lực đàn hồi do tấm nhún tác dụng lên người giúp vận động viên có thể tung lên cao một cách nhẹ nhàng.
Câu 3: Một người khi lên Mặt Trăng thì trọng lượng giảm đi 6 lần. Giải thích. Khối lượng người đó có giảm đi hay không?
Trả lời:
- Một người khi lên Mặt Trăng thì trọng lượng giảm đi 6 lần nghĩa là khi người đó ở trên Mặt Trăng, độ lớn lực hút của Mặt Trăng tác dụng lên người đó chỉ bằng 1/6 độ lớn lực hút cuat Trái Đất tác dụng lên người đó (khi người đó ở trên Trái Đất)
- Khối lượng của người đó không thay đổi.
Câu 4: Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời dưới tác dụng của lực nào? Giải thích.
Trả lời:
Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời dưới tác dụng của lực hấp đẫno Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Các phi hành gia sẽ bị ảnh hưởng thế nào trong môi trường không trọng lực?
Trả lời:
- Giảm sút về thị lực
- Chiều cao cơ thể tăng lên
- Mất móng tay
- Gia tốc kế sinh hoạt bị bất hoạt
- Mặt tròn hơn
Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra khi Trái Đất không còn lực hấp dẫn?
Trả lời:
- Chúng ta không thể đi lại được, lục phủ ngũ tạng của cơ thể bị đảo lộn; đồ vật cũng không nằm yên ở các vị trí trên mặt đất như trước. Con người và mọi vật chất trên Trái đất sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng từ sức hút của Thái Dương Hệ.
- Trái Đất không tự quay quanh trục nữa, không có hiện tượng ngày và đêm mà chỉ có một nửa Trái Đất là ngày và nửa còn lại của Trái Đất là ban đêm.
- Lượng không khí bao quanh Trái Đất không còn bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì sẽ nhanh chóng bị thoát ra bên ngoài không gian.
- Không còn áp suất không khí xung quanh, màng nhĩ sẽ bị nổ và con người sẽ mất đi thính giác trong đau đớn
- Không khí thoát ra ngoài khí quyển cũng đồng nghĩa với việc tầng ozone bảo vệ Trái Đất cũng không còn. Do đó ngay cả khi chúng ta duy trì được khả năng hô hấp, ánh sáng Mặt Trời cũng sẽ sớm thiêu rụi làn da của chúng ta.
- Như vậy, ta thấy nếu mất đi lực hấp dẫn trên Trái Đất thì đó là thảm họa của nhân loại.