Bài tập file word vật lí 6 cánh diều Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 Cánh diều

 

CHỦ ĐỀ 10 - NĂNG LƯỢNG

BÀI 32 - NHIÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nhiên liệu là gì?

Trả lời:

Trong sản xuất và đời sống, nhiều vật liệu bị đốt cháy để thu năng lượng nhiệt và ảnh sáng. Những vật liệu đó gọi là nhiên liệu.

Câu 2: Nhiên liệu có vai trò gì trong cuộc sống?

Trả lời:

Năng lượng nhiệt thu được từ nhiên liệu có thể dùng để sưởi ấm, nấu ăn, sản xuất hàng hoá trong công nghiệp, làm các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

Câu 3: Năng lượng tái tạo là gì?

Là các năng lượng thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như năng lượng của gió, năng lượng của sóng biển và thuỷ triều, năng lượng của dòng nước, năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời,... Các năng lượng này được gọi chung là năng lượng tái tạo.

Câu 4: Khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ tạo ra những gì?

Trả lời:

Nhiên liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Kể tên một số nhiên liệu mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ: gỗ, than đá, khí hoá lỏng, than củi, dầu mỏ, xăng,... là các nhiên liệu.

Câu 2: Lấy ví dụ về năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Trả lời:

Ví dụ như năng lượng gió và năng lượng mặt trời được dùng trong sản xuất điện thay vì sử dụng than đá.

Câu 3: Nguồn năng lượng tái tạo khác nguồn năng lượng không tái tạo ở điểm nào?

Trả lời:

Nguồn năng lượng tái tạo có sẵn và liên tục được bổ sung, còn nguồn năng lượng không tái tạo mất nhiều thời gian để hình thành và có thể bị cạn kiệt.

Câu 4: Kể tên một số nguồn năng lượng tái tạo mà em biết.

Trả lời:

Một số nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,...

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Than đá được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Than đã được hình thành từ các cây to mọc ở vùng đầm lầy khoảng 300 triệu năm trước. Khi cây chết, chúng bị vùi trong đầm lầy. Nước trong đầm lầy không có oxygen đã ngăn vi khuẩn phát triển nên không phân huỷ được cây chết. Theo thời gian, cây tạo thành than bùn. Sau đó, than bùn bị vùi lấp và bị nén bởi lớp đá được hình thành phía trên nó. Lực ép tăng lên đã đẩy nước ra khỏi than bùn và làm nó nóng lên. Quá trình biến đổi than bùn thành than đá diễn ra trong hàng trăm triệu năm.

Câu 2: Dầu và khí methane được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Hơn 200 triệu năm trước, trong đại dương, thực vật nhỏ và động vật sống ở lớp nước phía trên tạo thành sinh vật phù du. Khi sinh vật phù du chết đi, chúng lắng xuống đáy đại dương và được phủ bởi một lớp đá. Sau đó, chúng chuyển thành dầu và khí methane.

Câu 3: Nêu ưu nhược điểm của năng lượng mặt trời.

Trả lời:

  • Ưu điểm: khả năng tái tạo; sự phóng phú, dồi dào; nguồn cung cấp bền vững và vô tận; tính khả dụng; sạch sẽ về sinh thái; không gây tiếng ồn; hiệu quả cao; chi phí hoạt động thấp; áp dụng rộng rãi; công nghệ tiên tiến,...
  • Nhược điểm: chi phí sản xuất và lắp đặt cao; phụ thuộc vào thời tiết; vẫn gây ô nhiễm môi trường, dù rất ít;sử dụng nhiều thành phần đắt tiền; sử dụng nhiều không gian, đặc biệt là diện tích mặt đất...

Câu 4: Nêu ưu nhược điểm của năng lượng gió.

Trả lời:

  • Ưu điểm:
  • Là nguồn năng lượng xanh và không gây ô nhiễm.
  • Tiềm năng rất lớn – gấp 20 lần so với những gì toàn bộ con người cần.
  • Hiệu quả cao
  • Chúng chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng sản lượng điện trên toàn thế giới, nhưng đang phát triển với tốc độ hứa hẹn 25% mỗi năm.
  • Chi phí vận hành thấp
  • Tiềm năng trong nước tốt.
  • Nhược điểm:
  • Gió là một nguồn năng lượng dao động (không liên tục) và không phù hợp để đáp ứng nhu cầu năng lượng tải cơ sở trừ khi sử dụng một số hình thức lưu trữ năng lượng (ví dụ: pin, bơm thủy lực).
  • Việc sản xuất và lắp đặt tua-bin gió đòi hỏi các khoản đầu tư lớn – cả trong các ứng dụng thương mại và dân dụng.
  • Tua bin gió có thể là mối đe dọa đối với động vật hoang dã
  • Tạo tiếng ồn

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trình bày thực trạng về năng lượng tái tạo (NLTT) ở Việt Nam.

Trả lời:

  • Việt Nam là một trong các nước có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo. Cụ thể, nước ta nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa, với bờ biển dài hơn 3000km.
  • Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước.
  • Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc khai thác và sử dụng NLTT còn hạn chế. Sự phát triển của NLTT mới rầm rộ trong khoảng 2 năm trở lại đây và vẫn đang có những bước tiến mạnh mẽ.

Câu 2: Trình bày thực trạng về nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam và nhìn rộng ra thế giới.

Trả lời:

  • Nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt ở Việt Nam nói riêng và trên quy mô toàn cầu nói chung.
  • Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra các loại nhiên liệu hóa thạch trong khi tốc độ khai thác và tiêu thụ của con người lại rất nhanh khiến nguồn nhiên liệu này ngày càng trở nên cạn kiệt bởi đây là nguồn tài nguyên không tái tạo được. Nếu cứ duy trì tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện nay thì trữ lượng dầu mỏ sẽ chỉ còn đủ dùng cho 53 năm nữa, lượng khí thiên nhiên thì còn khoảng 55 năm và than đá là 113 năm. Tại Việt Nam, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác nguồn nhiên liệu này như hiện nay, sản lượng dầu mỏ chỉ còn khoảng 34 năm, khí thiên nhiên còn 63 năm và than đá là khoảng 4 năm.
  • Chính vì vậy mà Việt Nam và các nước trên thế giới đang hướng tới việc tiết kiệm triệt để nhiên liệu hóa thạch và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.
  • Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia, đến năm 2050 nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam sẽ tăng 15 lần và chất thải carbon phát ra do tiêu dùng năng lượng sẽ tăng 26 lần so với năm 2000. Bởi vậy, nếu không kịp thời có những chính sách phát triển năng lượng bền vững thì Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng.

 

Câu 3: Liệu năng lượng tái tạo có thay thế được nhiên liệu hóa thạch?

Trả lời:

Có, năng lượng tái tạo có thể hoàn toàn thay thế nhiên liệu hóa thạch trong tương lai. Nhiên liệu hóa thạch như dầu, than, và khí đốt gây ra các vấn đề môi trường và không tái tạo, trong khi năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh học, và nhiệt điện đều là nguồn năng lượng không làm ô nhiễm môi trường và không cạn kiệt. Khi công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta hơn có khả năng sử dụng nhiều năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, để thực sự thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ vào phát triển và triển khai các công nghệ năng lượng tái tạo và cải thiện các hạ tầng để tối ưu hoá sự sử dụng năng lượng tái tạo.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay