Bài tập file word vật lí 6 cánh diều Ôn tập chương 9 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 9 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 Cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: LỰC
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm lực tiếp xúc.

Trả lời:

Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.

Câu 2: Lực ma sát trượt là gì?

Trả lời:

Một người đi xe đạp, muốn đi chậm lại, người đó bóp nhẹ phanh. Lục xuất hiện do má phanh ép sát vành xe cản trở chuyển động của bánh xe được gọi là lực ma sát trượt.

Câu 3: Trọng lượng là gì và được đo bằng đơn vị nào?

Trả lời:

Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất (trọng lực) tác dụng lên vật. Đơn vị của trọng lượng là niuton (N).

Câu 4: Nêu cách sử dụng lực kế lò xo để đo một lực.

Trả lời:

Khi đo một lực bằng lực kế lò xo, trước tiên cần ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp. Tiếp theo, điều chỉnh cho cái chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0. Cho lục cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế dọc theo phương của lực cần đo. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu ở cái chỉ thị.

Câu 5: Trong nhà em có một chiếc cân để kiểm tra sức khỏe. Nhà em có một con mèo rất nghịch ngợm. Em hãy ước lượng khối lượng của con mèo và đề xuất cách cân con mèo đó.

Trả lời:

- Em ước lượng khối lượng con mèo: 2kg - Em ước lượng khối lượng con mèo: 2kg

- Cách cân mèo sử dụng cân để kiểm tra sức khỏe (thường là cân điện tử): - Cách cân mèo sử dụng cân để kiểm tra sức khỏe (thường là cân điện tử):

+ Em ôm con mèo cùng đứng lên cân, đọc số chỉ của cân: m + Em ôm con mèo cùng đứng lên cân, đọc số chỉ của cân: m1 (kg).

+ Một mình em đứng lên cân, đọc số chỉ của cân: m + Một mình em đứng lên cân, đọc số chỉ của cân: m2 (kg).

+ Tính khối lượng mèo bằng công thức m = m + Tính khối lượng mèo bằng công thức m = m1 – m2 (kg).

Câu 6: Khi cầu thủ dùng chân đá vào quả bóng thì xuất hiện lực tác dụng vào đâu?

Trả lời:

Xuất hiện lực tác dụng vào quả bóng và lực tác dụng vào chân.

Câu 7: Ma sát cản trở chuyển động như thế nào? Người ta thường làm gì để giảm ma sát?

Trả lời:

- Giữa các bộ phận bằng kim loại chuyển động trong động cơ có lực ma sát rất lớn cản trở chuyển động. Dầu, mỡ được cho vào giữa các bộ phận này để làm giảm ma sát, giúp động cơ hoạt động tốt hơn và làm giảm hao mòn bề mặt các bộ phận.  - Giữa các bộ phận bằng kim loại chuyển động trong động cơ có lực ma sát rất lớn cản trở chuyển động. Dầu, mỡ được cho vào giữa các bộ phận này để làm giảm ma sát, giúp động cơ hoạt động tốt hơn và làm giảm hao mòn bề mặt các bộ phận.

- Để làm giảm ma sát, người ta còn dùng nhiều cách khác nhau, ví dụ có thể dùng vòng bi để thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn,... - Để làm giảm ma sát, người ta còn dùng nhiều cách khác nhau, ví dụ có thể dùng vòng bi để thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn,...

Câu 8: Trên gói bánh có ghi 250 gam. Số ghi đó cho biết điều gì?

Trả lời:

Trên gói bánh có ghi 250 gam. Số ghi đó cho biết khối lượng bánh trong túi không tính bao bì.

Câu 9: Vận động viên nhảy sào cần nhảy qua một mức xà nhất định bằng cây sào. Em hãy cho biết lực nào đã trực tiếp tác dụng để giúp vận động viên nhảy qua xà.

Trả lời:

Khi vận động viên chuẩn bị thả sao ra thì vận động viên chịu tác động chính của hai lực: lực hút của Trái Đất. Nhờ tác dụng lực của sào làm cho vận động viên vượt qua mức xà cần vượt.

Câu 10: Hãy tưởng tượng em đẩy một hộp trượt trên sàn nhà. Ban đầu, khi hộp đứng yên, em cần đẩy mạnh để hộp chuyển động. Khi hộp đã bắt đầu chuyển đông, em có thể đẩy nhẹ hơn mà hộp vẫn chuyển động. Em hãy giải thích vì sao lại như vậy.

Trả lời:

Khi hộp đã bắt đầu chuyển động, em có thể đẩy nhẹ hơn mà hộp vẫn chuyển động vì lúc đấy hộp đã trượt, lực ma sát giữa nó và mặt bàn là lực ma sát trượt. Lực này tác dụng vào bề mặt của hộp theo hướng ngược với hướng chuyển động của bề mặt hộp. Độ lớn của lực ma sát trượt nhỏ hơn độ lớn của lực ma sát nghỉ cực đại.

Câu 11: Nêu khái niệm và đặc điểm của lực va chạm.

Trả lời:

- Người thợ rèn dùng búa đập vào thanh thép đã được nung nóng. Lực do búa tác dụng làm biến dạng thanh thép. Lực tiếp xúc xuất hiện trong trường hợp này được gọi là lực va chạm.  - Người thợ rèn dùng búa đập vào thanh thép đã được nung nóng. Lực do búa tác dụng làm biến dạng thanh thép. Lực tiếp xúc xuất hiện trong trường hợp này được gọi là lực va chạm.

- Khi một vật đang chuyển động va chạm với một vật khác thì mỗi vật đều tác dụng lực va chạm vào vật còn lại. - Khi một vật đang chuyển động va chạm với một vật khác thì mỗi vật đều tác dụng lực va chạm vào vật còn lại.

- Độ lớn của lực va chạm có thể rất lớn, như khi búa đập vào đinh hoặc có thể rất nhỏ, như các phân tử khí trong không khí va chạm lên da của chúng ta. - Độ lớn của lực va chạm có thể rất lớn, như khi búa đập vào đinh hoặc có thể rất nhỏ, như các phân tử khí trong không khí va chạm lên da của chúng ta.

Câu 12: Khi vật chuyển động trong không khí phải chịu lực cản như thế nào? Người ta đã làm gì để hạn chế lực cản lên ô tô khi ô tô chuyển động?

Trả lời:

- Khi một vật chuyển động trong không khí, nó sẽ đẩy không khí và không khí tác dụng lực cản vào nó. Lực cản của không khí mạnh hay yếu phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của vật. - Khi một vật chuyển động trong không khí, nó sẽ đẩy không khí và không khí tác dụng lực cản vào nó. Lực cản của không khí mạnh hay yếu phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của vật.

- Khi ô tô chuyển động, lực cản gây nhiều tác hại, đặc biệt là làm tốn nhiên liệu, gây hại môi trường. Để khắc phục, người ta chế tạo thân xe ô tô có hình dạng sao cho giảm được nhiều nhất lực cản tác dụng lên nó. - Khi ô tô chuyển động, lực cản gây nhiều tác hại, đặc biệt là làm tốn nhiên liệu, gây hại môi trường. Để khắc phục, người ta chế tạo thân xe ô tô có hình dạng sao cho giảm được nhiều nhất lực cản tác dụng lên nó.

Câu 13: Điều gì sẽ xảy ra khi Trái Đất không còn lực hấp dẫn?

Trả lời:

- Chúng ta không thể đi lại được, lục phủ ngũ tạng của cơ thể bị đảo lộn; đồ vật cũng không nằm yên ở các vị trí trên mặt đất như trước. Con người và mọi vật chất trên Trái đất sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng từ sức hút của Thái Dương Hệ. - Chúng ta không thể đi lại được, lục phủ ngũ tạng của cơ thể bị đảo lộn; đồ vật cũng không nằm yên ở các vị trí trên mặt đất như trước. Con người và mọi vật chất trên Trái đất sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng từ sức hút của Thái Dương Hệ.

- Trái Đất không tự quay quanh trục nữa, không có hiện tượng ngày và đêm mà chỉ có một nửa Trái Đất là ngày và nửa còn lại của Trái Đất là ban đêm. - Trái Đất không tự quay quanh trục nữa, không có hiện tượng ngày và đêm mà chỉ có một nửa Trái Đất là ngày và nửa còn lại của Trái Đất là ban đêm.

- Lượng không khí bao quanh Trái Đất không còn bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì sẽ nhanh chóng bị thoát ra bên ngoài không gian. - Lượng không khí bao quanh Trái Đất không còn bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì sẽ nhanh chóng bị thoát ra bên ngoài không gian.

+ Không còn áp suất không khí xung quanh, màng nhĩ sẽ bị nổ và con người sẽ mất đi thính giác trong đau đớn + Không còn áp suất không khí xung quanh, màng nhĩ sẽ bị nổ và con người sẽ mất đi thính giác trong đau đớn

+ Không khí thoát ra ngoài khí quyển cũng đồng nghĩa với việc tầng ozone bảo vệ Trái Đất cũng không còn. Do đó ngay cả khi chúng ta duy trì được khả năng hô hấp, ánh sáng Mặt Trời cũng sẽ sớm thiêu rụi làn da của chúng ta. + Không khí thoát ra ngoài khí quyển cũng đồng nghĩa với việc tầng ozone bảo vệ Trái Đất cũng không còn. Do đó ngay cả khi chúng ta duy trì được khả năng hô hấp, ánh sáng Mặt Trời cũng sẽ sớm thiêu rụi làn da của chúng ta.

- Như vậy, ta thấy nếu mất đi lực hấp dẫn trên Trái Đất thì đó là thảm họa của nhân loại. - Như vậy, ta thấy nếu mất đi lực hấp dẫn trên Trái Đất thì đó là thảm họa của nhân loại.

Câu 14: Viên bi A lăn đến chạm vào viên bi B khiến cho viên bi B đang đứng yên chuyển động. Vậy trường hợp này có xuất hiện lực không, nếu có thì lực xuất hiện lúc nào?

Trả lời:

Trường hợp này có lực xuất hiện, lực xuất hiện lúc hai viên bi va chạm nhau.

Câu 15: giải thích vì sao khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí là không thể đi nổi.

Trả lời:

Khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí là không thể đi nổi vì đường đất trơn có độ ma sát kém.

Câu 16: Nêu khái niệm và đặc điểm của vật đàn hồi.

Trả lời:

- Tay người ấn lên quả bóng làm nó biến dạng. Khi bỏ tay ra, quả bóng trở lại hình dạng ban đầu. Vật có tính chất như vậy được gọi là vật đàn hồi. - Tay người ấn lên quả bóng làm nó biến dạng. Khi bỏ tay ra, quả bóng trở lại hình dạng ban đầu. Vật có tính chất như vậy được gọi là vật đàn hồi.

- Khi vật đàn hồi bị biến dạng thì xuất hiện lực đàn hồi chống lại lực gây ra biến dạng đó. - Khi vật đàn hồi bị biến dạng thì xuất hiện lực đàn hồi chống lại lực gây ra biến dạng đó.

Câu 17: Ma sát và chuyển động có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

- Ma sát có thể cản trở và cũng có thể giúp thúc đẩy chuyển động. - Ma sát có thể cản trở và cũng có thể giúp thúc đẩy chuyển động.

- Tuỳ theo từng trường hợp, người ta dùng các cách khác nhau để tăng, giảm ma sát cho phù hợp. - Tuỳ theo từng trường hợp, người ta dùng các cách khác nhau để tăng, giảm ma sát cho phù hợp.

Câu 18: Vì sao các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo?

Trả lời:

Đó là do lực hấp dẫn của Mặt Trời "giữ" các hành tinh quay trong quỹ đạo của chúng.

Câu 19: Em hãy trình bày thí nghiệm đo được lực kéo một vật theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo?

Trả lời:

- Chuẩn bị đo lực kéo hộp bút: hộp bút, lực kế lò xo, mặt sàn nhẵn. - Chuẩn bị đo lực kéo hộp bút: hộp bút, lực kế lò xo, mặt sàn nhẵn.

- Tiến hành thí nghiệm đo lực kéo hộp bút theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo: - Tiến hành thí nghiệm đo lực kéo hộp bút theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo:

+ Bước 1: Chọn lực kế phù hợp: Chọn lực kế có giới hạn đo 5N, có độ chia nhỏ nhất 0,1N + Bước 1: Chọn lực kế phù hợp: Chọn lực kế có giới hạn đo 5N, có độ chia nhỏ nhất 0,1N

+ Bước 2: Điều chỉnh cho kim chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0. + Bước 2: Điều chỉnh cho kim chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0.

+ Bước 3: Cho hộp bút móc vào đầu móc của lực kế. Giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế nằm dọc theo phương nằm ngang và tác dụng lực kéo vào hộp bút. + Bước 3: Cho hộp bút móc vào đầu móc của lực kế. Giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế nằm dọc theo phương nằm ngang và tác dụng lực kéo vào hộp bút.

+ Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu của cái chỉ thị: Ta đo được lực kéo có giá trị bằng 3N. + Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu của cái chỉ thị: Ta đo được lực kéo có giá trị bằng 3N.

Câu 20: Tìm ví dụ về con vật chuyển động nhanh trong nước nhờ có hình dạng giảm được lực cản.

Trả lời:

- Cá ép vây sát vào mình để giảm bớt lực cản chuyển động. - Cá ép vây sát vào mình để giảm bớt lực cản chuyển động.

- Cá măng bơi trong nước nhanh hơn nhiều so với các loài cá khác vì hình dạng thuôn nhỏ của đầu cá măng ít bị lực cản của nước. Vì vậy cá măng bơi rất nhanh. - Cá măng bơi trong nước nhanh hơn nhiều so với các loài cá khác vì hình dạng thuôn nhỏ của đầu cá măng ít bị lực cản của nước. Vì vậy cá măng bơi rất nhanh.

- Rắn, lươn, trạch có dạng thuôn nhỏ, ít bị lực cản của nước. - Rắn, lươn, trạch có dạng thuôn nhỏ, ít bị lực cản của nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay