Bài tập file word vật lí 6 cánh diều Ôn tập chương 9 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 9 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 Cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: LỰC
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Lực là gì?

Trả lời:

Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, chúng ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lục.

Câu 2: Nêu khái niệm lực không tiếp xúc.

Trả lời:

Có những lực xuất hiện giữa hai vật không tiếp xúc nhau, những lực như vậy được gọi là lực không tiếp xúc.

Câu 3: Khi nào xuất hiện lực ma sát nghỉ?

Trả lời:

- Móc lực kế vào khối gỗ đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương ngang.  - Móc lực kế vào khối gỗ đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương ngang.

- Khi lực kéo còn nhỏ, khối gỗ chưa chuyển động, lực ma sát giữa khối gỗ và mặt bàn được gọi là lực ma sát nghỉ. - Khi lực kéo còn nhỏ, khối gỗ chưa chuyển động, lực ma sát giữa khối gỗ và mặt bàn được gọi là lực ma sát nghỉ.

- Khi lực kéo tăng lên, độ lớn của lực ma sát nghỉ cũng tăng. Đến khi lực kéo vượt quá một giới hạn xác định của lực ma sát nghỉ thì khối gỗ bắt đầu trượt. - Khi lực kéo tăng lên, độ lớn của lực ma sát nghỉ cũng tăng. Đến khi lực kéo vượt quá một giới hạn xác định của lực ma sát nghỉ thì khối gỗ bắt đầu trượt.

Câu 4: Độ giãn lò xo và khối lượng của vật treo trên lò xo có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Độ giãn của lò xo treo thẳng tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo vào lò xo.

Câu 5: Gió từ quạt điện khiến tờ giấy bay. Tờ giấy chịu tác dụng của lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc nào?

Trả lời:

Tờ giấy chịu tác dụng của:

- Lực tiếp xúc là: lực của gió quạt (khối không khí chuyển động) - Lực tiếp xúc là: lực của gió quạt (khối không khí chuyển động)

- Lực không tiếp xúc là: lực hút của Trái Đất. - Lực không tiếp xúc là: lực hút của Trái Đất.

Câu 6: Một vận động viên ném đĩa thực hiện phần thi của mình. Lực nào đã xuất hiện trong quá trình đó.

Trả lời:

Lực xuất hiện trong quá trình đó là lực ném.

Câu 7: Làm sao nhận biết và đo lường hiệu quả của lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc trong các tình huống thực tế?

Trả lời:

- Lực tiếp xúc: - Lực tiếp xúc:

+ Đo lường ma sát: lực tiếp xúc có thể được đo lường thông qua sự ma sát giữa hai bề mặt tiếp xúc. Sự ma sát càng lớn thì lực tiếp xúc giữa các bề mặt càng lớn. + Đo lường ma sát: lực tiếp xúc có thể được đo lường thông qua sự ma sát giữa hai bề mặt tiếp xúc. Sự ma sát càng lớn thì lực tiếp xúc giữa các bề mặt càng lớn.

+ Sử dụng thiết bị đo lường: Thiết bị đo lường áp dụng để đo lường áp lực và lực tác động giữa hai bề mặt tiếp xúc, từ đó đánh giá lực tiếp xúc. + Sử dụng thiết bị đo lường: Thiết bị đo lường áp dụng để đo lường áp lực và lực tác động giữa hai bề mặt tiếp xúc, từ đó đánh giá lực tiếp xúc.

- Lực không tiếp xúc: - Lực không tiếp xúc:

+ Sử dụng thiết bị đo lường: Các thiết bị đo lường như cân để đo lực không tiếp xúc, chẳng hạn như lực đẩy và lực căng. + Sử dụng thiết bị đo lường: Các thiết bị đo lường như cân để đo lực không tiếp xúc, chẳng hạn như lực đẩy và lực căng.

+ Quan sát hiện tượng: Hiệu quả của lực không tiếp xúc cũng có thể được nhận biết thông qua quan sát hiện tượng như cân bằng, chuyển động hay biến dạng của các vật thể trong tình huống cụ thể. + Quan sát hiện tượng: Hiệu quả của lực không tiếp xúc cũng có thể được nhận biết thông qua quan sát hiện tượng như cân bằng, chuyển động hay biến dạng của các vật thể trong tình huống cụ thể.

Câu 8: Ma sát giúp thúc đẩy chuyển động như thế nào? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Trong nhiều trường hợp, ma sát giúp thúc đẩy chuyển động. Khi đó, ma sát lại có lợi. Thậm chí, nếu không có ma sát, con người không thể đi bộ; ô tô, xe máy không thể chuyển động trên đường. - Trong nhiều trường hợp, ma sát giúp thúc đẩy chuyển động. Khi đó, ma sát lại có lợi. Thậm chí, nếu không có ma sát, con người không thể đi bộ; ô tô, xe máy không thể chuyển động trên đường.

- Ví dụ: Khi bước về phía trước một bước, người đi bộ nhấc một bàn chân lên khỏi mặt đất, trong khi bàn chân kia đẩy vào mặt đất, về phía sau. Khi đó, giữa mặt đất và bàn chân xuất hiện lực ma sát giúp bàn chân không bị trượt về phía sau, nhờ đó mà người dịch chuyển về phía trước. Đó là cách ma sát giúp chúng ta đi bộ hằng ngày. Cũng nhờ có ma sát mà khi chuyển động, bánh xe của ô tô, xe máy không bị trượt trên mặt đường. - Ví dụ: Khi bước về phía trước một bước, người đi bộ nhấc một bàn chân lên khỏi mặt đất, trong khi bàn chân kia đẩy vào mặt đất, về phía sau. Khi đó, giữa mặt đất và bàn chân xuất hiện lực ma sát giúp bàn chân không bị trượt về phía sau, nhờ đó mà người dịch chuyển về phía trước. Đó là cách ma sát giúp chúng ta đi bộ hằng ngày. Cũng nhờ có ma sát mà khi chuyển động, bánh xe của ô tô, xe máy không bị trượt trên mặt đường.

Câu 9: Vận động viên nhảy cầu trước khi nhảy xuống nước thường nhún nhiều lần trên tấm nhún đàn hồi. Em hãy giải thích lý do dựa trên kiến thức đã học.

Trả lời:

Vận động viên thể thao nhảy cầu trước khi nhảy xuống nước thường nhún nhiều lần trên tấm nhún đàn hồi để tăng độ mạnh của lực đàn hồi do tấm nhún tác dụng lên người giúp vận động viên có thể tung lên cao một cách nhẹ nhàng.

Câu 10: Nêu các cách làm tăng ma sát giữa giày và mặt đường giúp người đi dễ dàng.

Trả lời:

Dựa vào đặc điểm lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. Ta có các cách làm tăng ma sát giữa giày và mặt đường giúp người đi dễ dàng là:

- Chọn giày dép có gân, rãnh sâu hoặc ta khía thêm cho các rãnh đó được sâu hơn khi đế giày dép đã bị mòn để tăng độ gồ ghề, sần sùi của bề mặt thì ma sát càng lớn. - Chọn giày dép có gân, rãnh sâu hoặc ta khía thêm cho các rãnh đó được sâu hơn khi đế giày dép đã bị mòn để tăng độ gồ ghề, sần sùi của bề mặt thì ma sát càng lớn.

- Đi ở những nơi có bề mặt đường khô ráo, có mặt nhám vì bề mặt tiếp xúc càng gồ ghề, sần sùi thì ma sát càng lớn. - Đi ở những nơi có bề mặt đường khô ráo, có mặt nhám vì bề mặt tiếp xúc càng gồ ghề, sần sùi thì ma sát càng lớn.

- Khi đi trên đường trơn ta bấm chân hoặc ấn chân mạnh xuống mặt đường để giày được bám tốt hơn xuống đường nhằm tăng áp lực tác dụng lên bề mặt đường thì ma sát càng lớn. - Khi đi trên đường trơn ta bấm chân hoặc ấn chân mạnh xuống mặt đường để giày được bám tốt hơn xuống đường nhằm tăng áp lực tác dụng lên bề mặt đường thì ma sát càng lớn.

Câu 11: Lực được đo bằng đơn vị và dụng cụ nào?

Trả lời:

Đơn vị đo lực là niuton, kí hiệu là N. Lực được đo bằng lực kế.

Câu 12: Trong lĩnh vực y tế, làm thế nào lực không tiếp xúc được áp dụng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý?

Trả lời:

- Chẩn đoán hình ảnh y tế: Sử dụng từ hệ thống siêu âm, cắt lớp (CT) và cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) để tạo hình ảnh cơ thể mà không cần tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân  - Chẩn đoán hình ảnh y tế: Sử dụng từ hệ thống siêu âm, cắt lớp (CT) và cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) để tạo hình ảnh cơ thể mà không cần tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân → giúp các chuyên gia y tế chẩn đoán một cách hiệu quả mà không cần xâm lấn.

- Điều trị bằng laser: sử dụng tia laser để điều trị những vùng bệnh một cách không xâm lấn, có thể được sử dụng để giảm đau và điều trị một số bệnh hoặc dùng trong thẩm mỹ. - Điều trị bằng laser: sử dụng tia laser để điều trị những vùng bệnh một cách không xâm lấn, có thể được sử dụng để giảm đau và điều trị một số bệnh hoặc dùng trong thẩm mỹ.

- Siêu âm dưới da (subcutaneous ultrasound): sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và mô bên dưới da, thường được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các tình trạng như ung thư vú, bệnh gan và bệnh thận. - Siêu âm dưới da (subcutaneous ultrasound): sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và mô bên dưới da, thường được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các tình trạng như ung thư vú, bệnh gan và bệnh thận.

- Hệ thống theo dõi từ xa (Remote Monitoring Devices): Các thiết bị y tế không tiếp xúc hoặc các thiết bị theo dõi sức khỏe từ xa giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp. - Hệ thống theo dõi từ xa (Remote Monitoring Devices): Các thiết bị y tế không tiếp xúc hoặc các thiết bị theo dõi sức khỏe từ xa giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp.

Câu 13: Em hãy lấy ví dụ về trường hợp ma sát có lợi và gây hại.

Trả lời:

- Có lợi: Phấn viết lên bảng dễ dàng, khi đang lái xe muốn dừng lại thì người lái đạp phanh. - Có lợi: Phấn viết lên bảng dễ dàng, khi đang lái xe muốn dừng lại thì người lái đạp phanh.

- Gây hại: Xích xe bị mòn sau một thời gian sử dụng. - Gây hại: Xích xe bị mòn sau một thời gian sử dụng.

Câu 14: Lực hấp dẫn là gì, trọng lực là gì và chúng có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

- Lực hút giữa hai vật bất kì có khối lượng trong vũ trụ được gọi là lực hấp dẫn. Các vật này có thể rất nhỏ, chẳng hạn như một con kiến, một viên sỏi hoặc có thể rất lớn, như Mặt Trời, Trái Đất. Lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng nhỏ rất yếu nên khó nhận ra. Em không thể cảm nhận được lực hấp dẫn giữa em và cái cặp sách của em vì lực này quả nhỏ. Nhưng lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng lớn như Mặt Trời và Trái Đất lại lớn nên rất quan trọng. - Lực hút giữa hai vật bất kì có khối lượng trong vũ trụ được gọi là lực hấp dẫn. Các vật này có thể rất nhỏ, chẳng hạn như một con kiến, một viên sỏi hoặc có thể rất lớn, như Mặt Trời, Trái Đất. Lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng nhỏ rất yếu nên khó nhận ra. Em không thể cảm nhận được lực hấp dẫn giữa em và cái cặp sách của em vì lực này quả nhỏ. Nhưng lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng lớn như Mặt Trời và Trái Đất lại lớn nên rất quan trọng.

- Mọi vật trên Trái Đất đều bị Trái Đất hút về phía trung tâm của nó. Lực hấp dẫn này còn được gọi là trọng lực. Đó là lực giữ cho mọi vật trên bề mặt Trái Đất như hiện tại, kể cả nước ở đại dương và không khí chúng ta thở hằng ngày. - Mọi vật trên Trái Đất đều bị Trái Đất hút về phía trung tâm của nó. Lực hấp dẫn này còn được gọi là trọng lực. Đó là lực giữ cho mọi vật trên bề mặt Trái Đất như hiện tại, kể cả nước ở đại dương và không khí chúng ta thở hằng ngày.

Câu 15: Em hãy nêu các cách làm giảm ma sát giữa một thùng hàng và sàn nhà khi cần đẩy thùng hàng chuyển động trên sàn từ vị trí này sang vị trí khác.

Trả lời:

Dựa vào đặc điểm lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc và độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. Ta có các cách làm giảm ma sát giữa một thùng hàng và sàn nhà khi cần đẩy thùng hàng chuyển động trên sàn từ vị trí này sang vị trí khác là:

- Bỏ bớt hàng trong thùng để giảm áp lực của thùng tác dụng lên mặt sàn thì lực ma sát nhỏ đi. - Bỏ bớt hàng trong thùng để giảm áp lực của thùng tác dụng lên mặt sàn thì lực ma sát nhỏ đi.

- Có thể sử dụng những chất lỏng (nước) phụt lên sàn nhà để làm giảm bề mặt gồ ghề của sàn nhà do được bao phủ một lớp chất lỏng mỏng và sẽ làm giảm được lực ma sát (áp dụng cho trường hợp không làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng khi tiếp xúc với chất lỏng khác). - Có thể sử dụng những chất lỏng (nước) phụt lên sàn nhà để làm giảm bề mặt gồ ghề của sàn nhà do được bao phủ một lớp chất lỏng mỏng và sẽ làm giảm được lực ma sát (áp dụng cho trường hợp không làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng khi tiếp xúc với chất lỏng khác).

- Cho thùng hàng lên xe đẩy hàng khi đó lực ma sát lăn xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của bánh xe với mặt sàn thay thế lực ma sát trượt xuất hiện giữa bề mặt thùng hàng và mặt sàn, mà lực ma sát lăn có độ lớn nhỏ hơn rất nhiều lực ma sát trượt giúp ta có thể đẩy hàng được dễ dàng. - Cho thùng hàng lên xe đẩy hàng khi đó lực ma sát lăn xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của bánh xe với mặt sàn thay thế lực ma sát trượt xuất hiện giữa bề mặt thùng hàng và mặt sàn, mà lực ma sát lăn có độ lớn nhỏ hơn rất nhiều lực ma sát trượt giúp ta có thể đẩy hàng được dễ dàng.

Câu 16: Người ta biểu diễn lực như thế nào?

Trả lời:

Người ta biểu diễn lực bằng một mũi tên. Gốc của mũi tên đặt vào vật chịu tác dụng lực, hướng của mũi tên theo hướng kéo hoặc đẩy. Độ lớn (số đo) của lực có thể được biểu diễn qua độ dài mũi tên hoặc ghi bằng số bên cạnh mũi tên.

Câu 17: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là lực tiếp xúc, trường hợp nào là lực không tiếp xúc?

1. Cô gái nâng cử tạ

2. Cầu thủ chuyền bóng

3. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất

4. Trái Đất quay quanh Mặt Trời

5. Nam châm hút quả bi sắt

Trả lời:

- Lực tiếp xúc: 1, 2, 5 - Lực tiếp xúc: 1, 2, 5

- Lực không tiếp xúc: 3, 4 - Lực không tiếp xúc: 3, 4

Câu 18: Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

- Bề mặt một tấm kim loại rất nhẵn khi nhìn bằng mắt thường nhưng qua kính hiển vi có thể thấy gồ ghề với các chỗ lồi lõm rất nhỏ đan xen nhau. - Bề mặt một tấm kim loại rất nhẵn khi nhìn bằng mắt thường nhưng qua kính hiển vi có thể thấy gồ ghề với các chỗ lồi lõm rất nhỏ đan xen nhau.

- Khi hai bề mặt như vậy áp sát vào nhau, các chỗ lồi lõm này tác dụng lực lên nhau, gây ra lực ma sát giữa hai bề mặt. Nói cách khác, tương tác giữa hai bề mặt tiếp xúc tạo nên ma sát giữa chúng. - Khi hai bề mặt như vậy áp sát vào nhau, các chỗ lồi lõm này tác dụng lực lên nhau, gây ra lực ma sát giữa hai bề mặt. Nói cách khác, tương tác giữa hai bề mặt tiếp xúc tạo nên ma sát giữa chúng.

Câu 19: Vì sao Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất?

Trả lời:

Vì mặt Trăng chịu tác động của lực hấp dẫn của Trái Đất.

Câu 20: Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian.

Trả lời:

Bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian là do tác dụng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay