Bài tập file word vật lí 6 cánh diều Bài 30: Các dạng năng lượng

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 30: Các dạng năng lượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 Cánh diều

 

CHỦ ĐỀ 10 - NĂNG LƯỢNG

BÀI 30 - CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy kể tên một số dạng năng lượng.

Trả lời:

Một số dạng năng lượng mà em biết: động năng, năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân.

Câu 2: Nhóm năng lượng nào luôn gắn với chuyển động?

Trả lời:

Người ta đã chứng minh rằng: năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh,... luôn gắn với chuyển động. Ví dụ như năng lượng điện trong dây dẫn điện hoặc trong pin luôn gắn với chuyển động của các hạt mang điện chuyển động trong đó; năng lượng nhiệt luôn gắn với chuyển động của các “hạt” rất nhỏ tạo nên vật. Các “hạt” này được gọi là các phân tử.

Câu 3: Nhóm năng lượng nào là năng lượng lưu trữ?

Trả lời:

Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hoá học, năng lượng hạt nhân,... được xem là năng lượng lưu trữ.

Câu 4: Năng lượng và khả năng tác dụng lực có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Không có năng lượng thì không thể làm bất cứ công việc gì. Để tác dụng dù một lực nhỏ nhất cũng cần phải có năng lượng. Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực lên vật khác.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về năng lượng và khả năng tác dụng lực của năng lượng đó.

Trả lời:

  • Ví dụ: Gió mạnh có thể gây tác hại đến sản xuất và đời sống. Ta có thể thấy rõ khả năng tác dụng lực lớn của gió có động năng lớn. Những con gió biển hiền hoà hằng ngày, nhưng trong giông bão, chúng có thể bẻ gãy cây, làm tốc mái hàng loạt ngôi nhà.
  • Gió càng mạnh, lực tác động của gió càng lớn. Trong những cơn bão mạnh, gió tạo ra sóng lớn có thể làm lật thuyền, thậm chí gió có thể đầy cả những con thuyền lớn lên bãi cát.

Câu 2: Lấy ví dụ về một số dạng năng lượng.

Trả lời:

  • Năng lượng điện: các nhà máy điện, pin
  • Năng lượng nhiệt: Mặt Trời, ngọn lửa
  • Năng lượng ánh sáng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn
  • Năng lượng âm thanh: tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát
  • Thế năng hấp dẫn: người trên cầu trượt, cuốn sách trên giá
  • Thế năng đàn hồi: lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung
  • Năng lượng hóa học: năng lượng lưu trữ trong pin, thực phẩm, nhiên liệu
  • Năng lượng hạt nhân: tàu ngầm nguyên tử, Mặt Trời và các ngôi sao

Câu 3: Lấy ví dụ về nhiên liệu khi đốt cháy tạo năng lượng nhiệt và ánh sáng.

Trả lời:

Ví dụ: Khi bật bếp gas, khí gas được đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.

Câu 4: Liệt kê 5 hoạt động thường ngày của em có sử dụng năng lượng điện.

Trả lời:

5 hoạt động thường ngày của em có sử dụng năng lượng điện: thắp sáng bóng đèn điện, nấu cơm bằng nồi cơm điện, xem ti vi, bật điều hòa, sạc pin điện thoại.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Em hãy nêu 3 ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu.

Trả lời:

3 ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu: đốt cháy than ở nhà máy nhiệt điện, đốt cháy gas để đun nấu, đốt cháy xăng trong động cơ xe máy

Câu 2: Lấy ví dụ thực tế mà em biết về trường hợp có động năng.

Trả lời:

Ví dụ: Chiếc ô tô đang chạy.

Câu 3: Khi đốt cháy gỗ, có những dạng năng lượng nào được giải phóng?

Trả lời:

Khi đốt cháy gỗ, có nhiệt năng và quang năng được giải phóng.

Câu 4: Hãy lấy ví dụ về dạng năng lượng không làm ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Ví dụ: năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều,...

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nêu ứng dụng của công nghệ bền vững với đời sống con người.

Trả lời:

  • Năng lượng mặt trời: Sử dụng để tạo năng lượng điện mặt trời cho các hệ thống điện.
  • Năng lượng gió: Tận dụng gió để cung cấp năng lượng điện cho các khu vực đô thị và nông thôn.
  • Năng lượng thủy điện: Tận dụng nước chảy để sản xuất năng lượng điện sạch.
  • Năng lượng hạt nhân: Sử dụng năng lượng hạt nhân để tạo điện năng cho mạng lưới điện quốc gia.
  • Năng lượng sinh học: Sử dụng sinh khối và nhiên liệu sinh học để sản xuất năng lượng và nhiên liệu cho phương tiện di chuyển.
  • Năng lượng biogas: Sử dụng biogas sản xuất năng lượng sạch cho các khu vực nông nghiệp và gia đình.
  • Năng lượng từ sóng biển: Sử dụng sóng biển để tạo điện năng sạch.
  • Năng lượng từ rác thải: Chuyển đổi rác thải thành năng lượng để sản xuất điện và nhiên liệu.

Câu 2: Em hãy lấy ví dụ thực tế cho thấy thế năng chuyển hóa thành động năng, động năng chuyển hóa thành thế năng, sự lặp đi lặp lại nhiều lần việc chuyển hóa qua lại giữa thế năng và động năng.

Trả lời:

  • Thế năng chuyển hóa thành động năng: Thả viên bi từ trên xuống dưới.
  • Động năng chuyển hóa thành thế năng: Đá quả bóng bay lên cao
  • Chuyển hóa qua lại giữa thế năng và động năng: Quả lắc đồng hồ khi dao động.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay