Bài tập file word vật lí 6 cánh diều Ôn tập chương 10 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 10 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 Cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Năng lượng và khả năng tác dụng lực có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Không có năng lượng thì không thể làm bất cứ công việc gì. Để tác dụng dù một lực nhỏ nhất cũng cần phải có năng lượng. Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực lên vật khác.

Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng?

Trả lời:

Càng ngày chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu chủ yếu như dầu hoả, khi đốt, than đá đang hết dần. Trong khi đó, việc khai thác các năng lượng khác chưa thể bù đắp được phần năng lượng thiếu hụt. Chính vì thế, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết.

Câu 3: Nhiên liệu có vai trò gì trong cuộc sống?

Trả lời:

Năng lượng nhiệt thu được từ nhiên liệu có thể dùng để sưởi ấm, nấu ăn, sản xuất hàng hoá trong công nghiệp, làm các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

Câu 4: Nhóm năng lượng nào luôn gắn với chuyển động?

Trả lời:

Người ta đã chứng minh rằng: năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh,... luôn gắn với chuyển động. Ví dụ như năng lượng điện trong dây dẫn điện hoặc trong pin luôn gắn với chuyển động của các hạt mang điện chuyển động trong đó; năng lượng nhiệt luôn gắn với chuyển động của các “hạt” rất nhỏ tạo nên vật. Các “hạt” này được gọi là các phân tử.

Câu 5: Sự chuyển hóa năng lượng là gì?

Trả lời:

Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.

Câu 6: Khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ tạo ra những gì?

Trả lời:

Nhiên liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.

Câu 7: Lấy ví dụ về một số dạng năng lượng.

Trả lời:

- Năng lượng điện: các nhà máy điện, pin. - Năng lượng điện: các nhà máy điện, pin.

- Năng lượng nhiệt: Mặt Trời, ngọn lửa. - Năng lượng nhiệt: Mặt Trời, ngọn lửa.

- Năng lượng ánh sáng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn. - Năng lượng ánh sáng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn.

- Năng lượng âm thanh: tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát. - Năng lượng âm thanh: tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát.

- Thế năng hấp dẫn: người trên cầu trượt, cuốn sách trên giá. - Thế năng hấp dẫn: người trên cầu trượt, cuốn sách trên giá.

- Thế năng đàn hồi: lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung. - Thế năng đàn hồi: lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung.

- Năng lượng hóa học: năng lượng lưu trữ trong pin, thực phẩm, nhiên liệu. - Năng lượng hóa học: năng lượng lưu trữ trong pin, thực phẩm, nhiên liệu.

- Năng lượng hạt nhân: tàu ngầm nguyên tử, Mặt Trời và các ngôi sao. - Năng lượng hạt nhân: tàu ngầm nguyên tử, Mặt Trời và các ngôi sao.

Câu 8: Lấy ví dụ minh họa cho nội dung của định luật bảo toàn năng lượng.

Trả lời:

Ví dụ: Khi bật đèn điện, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Trong đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Người ta đã chứng minh tổng năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.

Câu 9: Nêu ưu nhược điểm của năng lượng mặt trời.

Trả lời:

- Ưu điểm: khả năng tái tạo; sự phóng phú, dồi dào; nguồn cung cấp bền vững và vô tận; tính khả dụng; sạch sẽ về sinh thái; không gây tiếng ồn; hiệu quả cao; chi phí hoạt động thấp; áp dụng rộng rãi; công nghệ tiên tiến,... - Ưu điểm: khả năng tái tạo; sự phóng phú, dồi dào; nguồn cung cấp bền vững và vô tận; tính khả dụng; sạch sẽ về sinh thái; không gây tiếng ồn; hiệu quả cao; chi phí hoạt động thấp; áp dụng rộng rãi; công nghệ tiên tiến,...

- Nhược điểm: chi phí sản xuất và lắp đặt cao; phụ thuộc vào thời tiết; vẫn gây ô nhiễm môi trường, dù rất ít;sử dụng nhiều thành phần đắt tiền; sử dụng nhiều không gian, đặc biệt là diện tích mặt đất... - Nhược điểm: chi phí sản xuất và lắp đặt cao; phụ thuộc vào thời tiết; vẫn gây ô nhiễm môi trường, dù rất ít;sử dụng nhiều thành phần đắt tiền; sử dụng nhiều không gian, đặc biệt là diện tích mặt đất...

Câu 10: Lấy ví dụ về nhiên liệu khi đốt cháy tạo năng lượng nhiệt và ánh sáng.

Trả lời:

Ví dụ: Khi bật bếp gas, khí gas được đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.

Câu 11: Năng lượng hao phí gây hại như thế nào?

Trả lời:

Năng lượng hao phí làm lãng phí năng lượng điện, giảm tuổi thọ của các linh kiện máy móc,...

Câu 12: Than đá được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Than đá được hình thành từ các cây to mọc ở vùng đầm lầy khoảng 300 triệu năm trước. Khi cây chết, chúng bị vùi trong đầm lầy. Nước trong đầm lầy không có oxygen đã ngăn vi khuẩn phát triển nên không phân huỷ được cây chết. Theo thời gian, cây tạo thành than bùn. Sau đó, than bùn bị vùi lấp và bị nén bởi lớp đá được hình thành phía trên nó. Lực ép tăng lên đã đẩy nước ra khỏi than bùn và làm nó nóng lên. Quá trình biến đổi than bùn thành than đá diễn ra trong hàng trăm triệu năm.

Câu 13: Hãy lấy ví dụ về dạng năng lượng không làm ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Ví dụ: năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều,...

Câu 14: Người ta đã sử dụng những thiết bị nào để chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng, cơ năng, quang năng dùng trong đời sống và sản xuất?

Trả lời:

- Chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng: nồi cơm điện, bếp điện. - Chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng: nồi cơm điện, bếp điện.

- Chuyển hóa điện năng thành cơ năng: quạt điện, máy bơm. - Chuyển hóa điện năng thành cơ năng: quạt điện, máy bơm.

- Chuyển hóa điện năng thành quang năng: đèn điện. - Chuyển hóa điện năng thành quang năng: đèn điện.

Câu 15: Kể tên một số nguồn năng lượng tái tạo mà em biết.

Trả lời:

Một số nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,...

Câu 16: Nêu ứng dụng của công nghệ bền vững với đời sống con người.

Trả lời:

- Năng lượng mặt trời: Sử dụng để tạo năng lượng điện mặt trời cho các hệ thống điện. - Năng lượng mặt trời: Sử dụng để tạo năng lượng điện mặt trời cho các hệ thống điện.

- Năng lượng gió: Tận dụng gió để cung cấp năng lượng điện cho các khu vực đô thị và nông thôn. - Năng lượng gió: Tận dụng gió để cung cấp năng lượng điện cho các khu vực đô thị và nông thôn.

- Năng lượng thủy điện: Tận dụng nước chảy để sản xuất năng lượng điện sạch. - Năng lượng thủy điện: Tận dụng nước chảy để sản xuất năng lượng điện sạch.

- Năng lượng hạt nhân: Sử dụng năng lượng hạt nhân để tạo điện năng cho mạng lưới điện quốc gia. - Năng lượng hạt nhân: Sử dụng năng lượng hạt nhân để tạo điện năng cho mạng lưới điện quốc gia.

- Năng lượng sinh học: Sử dụng sinh khối và nhiên liệu sinh học để sản xuất năng lượng và nhiên liệu cho phương tiện di chuyển. - Năng lượng sinh học: Sử dụng sinh khối và nhiên liệu sinh học để sản xuất năng lượng và nhiên liệu cho phương tiện di chuyển.

- Năng lượng biogas: Sử dụng biogas sản xuất năng lượng sạch cho các khu vực nông nghiệp và gia đình. - Năng lượng biogas: Sử dụng biogas sản xuất năng lượng sạch cho các khu vực nông nghiệp và gia đình.

- Năng lượng từ sóng biển: Sử dụng sóng biển để tạo điện năng sạch. - Năng lượng từ sóng biển: Sử dụng sóng biển để tạo điện năng sạch.

- Năng lượng từ rác thải: Chuyển đổi rác thải thành năng lượng để sản xuất điện và nhiên liệu. - Năng lượng từ rác thải: Chuyển đổi rác thải thành năng lượng để sản xuất điện và nhiên liệu.

Câu 17: Vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu?

Trả lời:

Động cơ vĩnh cửu không thể chế tạo được vì trái với định luật bảo toàn năng lượng. Động cơ hoạt động được là có cơ năng. Cơ năng này không thể tự sinh ra. Muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu (dùng năng lượng của nước hay củi đốt than, củi, dầu..).

Câu 18: Liệu năng lượng tái tạo có thay thế được nhiên liệu hóa thạch?

Trả lời:

Có, năng lượng tái tạo có thể hoàn toàn thay thế nhiên liệu hóa thạch trong tương lai. Nhiên liệu hóa thạch như dầu, than, và khí đốt gây ra các vấn đề môi trường và không tái tạo, trong khi năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh học, và nhiệt điện đều là nguồn năng lượng không làm ô nhiễm môi trường và không cạn kiệt. Khi công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta hơn có khả năng sử dụng nhiều năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, để thực sự thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, chúng ta cần đầu tư mạnh mẽ vào phát triển và triển khai các công nghệ năng lượng tái tạo và cải thiện các hạ tầng để tối ưu hoá sự sử dụng năng lượng tái tạo.

Câu 19: Từ mặt đất, hai quả bóng giống hệt nhau là C và D được đưa lên cao. Quả bóng C được đưa lên độ cao 2m, quả bóng D được đưa lên độ cao 1,5m. Em hãy cho biết quả bóng nào có thế năng hấp dẫn lớn hơn. Giải thích câu trả lời của em.

Trả lời:

- Vật ở càng cao so với mặt đất (mốc chọn thế năng) thì có thế năng hấp dẫn càng lớn. - Vật ở càng cao so với mặt đất (mốc chọn thế năng) thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.

- Quả bóng C ở độ cao lớn hơn quả bóng D nên quả bóng C có thế năng hấp dẫn lớn hơn quả bóng D. - Quả bóng C ở độ cao lớn hơn quả bóng D nên quả bóng C có thế năng hấp dẫn lớn hơn quả bóng D.

Câu 20: Trong gia đình em có sử dụng khí hóa lỏng (gas) không? Khí hóa lỏng được sử dụng trong gia đình em chủ yếu để làm gì?

Trả lời:

Trong gia đình em có sử dụng khí hóa lỏng (gas). Khí hóa lỏng được sử dụng trong gia đình em chủ yếu:

- Để nấu ăn. - Để nấu ăn.

- Thắp sáng đèn măng – xông khi mất điện. - Thắp sáng đèn măng – xông khi mất điện.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay