Bài tập file word vật lí 6 cánh diều Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 Cánh diều

 

CHỦ ĐỀ 11 - CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

BÀI 35 - HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Sau khi Mặt Trời lặn, chúng ta nhìn thấy gì?

Trả lời:

Sau khi Mặt Trời lặn, đầu tiên chúng ta chỉ nhìn thấy một vài ngôi sao sáng trên bầu trời, nhưng sau đó có thể nhìn thấy số lượng ngôi sao tăng lên đến mức ta không thể đếm hết số ngôi sao nữa.

Câu 2: Hệ Mặt Trời bao gồm những gì?

Trả lời:

  • Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh
  • Không chỉ có Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, những hành tinh khác cũng chuyển động xung quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

Câu 3: Người ta gọi thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là gì?

Trả lời:

 

Người ta gọi thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là chu kì quay xung quanh Mặt Trời của nó. Chu kì này không giống nhau đối với các hành tinh khác nhau, ví dụ, của Trái Đất là 365 ngày, của Hoả Tỉnh là 686 ngày.

Câu 4: Ngân Hà là gì?

Trả lời:

Những đêm trời quang và không Trăng, ta có thể thấy một dải sáng màu bạc vắt qua trên bầu trời, dải sáng này được gọi là Ngân Hà. Trong Ngân Hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Vì sao chúng ta có thể thấy được các ngôi sao và hành tinh?

Trả lời:

  • Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Chúng là nguồn ánh sáng. Chúng ta thấy các ngôi sao vì ánh sáng của chúng đi xuyên qua không gian và đến mắt chúng ta.
  • Các hành tinh lạnh hơn nhiều so với các ngôi sao. Chúng không phát sáng.
  • Chúng ta thấy các hành tinh là do chúng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời đến mắt chúng ta.

Câu 2: Mặt Trời là một ngôi sao hay hành tinh? Giải thích.

Trả lời:

Mặt Trời là một ngôi sao vì Mặt Trời tỏa ra sức nóng và phát ra ánh sáng mạnh.

Câu 3: Trung tâm của Thái Dương hệ là gì?

Trả lời:

Trung tâm của Thái Dương hệ là Mặt Trời.

Câu 4: Sắp xếp vị trí các hành tinh theo thứ tự gần Mặt Trời nhất đến xa dần.

Trả lời:

Vị trí các hành tinh theo thứ tự gần Mặt Trời nhất đến xa dần: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Trái Đất và các hành tinh khác giống nhau ở điểm nào?

Trả lời:

  • Không có khả năng tự phát ra ánh sáng
  • Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của mình
  • Nhiệt độ bề mặt nhỏ hơn nhiệt độ của Mặt Trời

Câu 2: Cho các hành tinh: Trái Đất, Hỏa Tinh, Thổ Tinh, Thủy Tinh. Em hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần về chu kì quay quanh Mặt Trời.

Trả lời:

Thứ tự giảm dần về chu kì quay quanh Mặt Trời: Thổ Tinh, Hỏa Tinh, Trái Đất, Thủy Tinh.

Câu 3: Em hãy cho biết hành tinh nào nóng nhất, hành tinh nào lạnh nhất, hành tinh nào lớn nhất, hành tinh nào bé nhất trong hệ Mặt Trời?

Trả lời:

Trong hệ Mặt Trời: Kim Tinh nóng nhất, Mộc Tinh lớn nhất, Thiên Vương Tinh lạnh nhất, Thủy Tinh bé nhất.

Câu 4: Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời tự quay quanh trục của nó nhanh nhất?

Trả lời:

Mộc Tinh tự quay một vòng quanh tục của nó chỉ hết 9 giờ 55 phút. Đây là thời gian tự quay nhanh nhất trong số các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Vì sao Diêm Vương tinh không được coi là một hành tinh?

Trả lời:

  • Các nhà khoa học thống nhất những tiêu chí để phân loại một thiên thể là một hành tinh:
  • Nó phải bay trong quỹ đạo quanh mặt trời.
  • Nó phải đủ lớn để có hình dạng gần tròn
  • Quỹ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác
  • Theo những tiêu chí này, sao Diêm Vương không còn là hành tinh bởi quỹ đạo hình elip dẹt của nó cắt qua quỹ đạo của sao Hải Vương.

Câu 2: Tạo sao Mặt Trăng không được coi là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?

Trả lời:

Các vật thể quay xung quanh hành tinh gọi là vệ tinh, Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (là một hành tinh) nên nó là vệ tinh.

 

Câu 3: Hỏa Tinh và Trái Đất có gì khác biệt?

Trả lời:

  • Bán kính của Hỏa Tinh xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái Đất, với diện tích bề mặt chi hơi nhỏ hơn tổng diện tích đất liền của Trái Đất. Tỷ trọng của nó nhỏ hơn của Trái Đất, với thể tích chỉ bằng 15% thể tích Trái Đất và khối lượng chỉ bằng 11%, do đó chỉ bằng 38% trọng lực bề mặt của Trái Đất.
  • Bầu khí quyển của Trái Đất có nitơ ở lượng cao nhất và sau đó là oxy. Bầu khí quyển của Hỏa Tinh có khoảng 95% là carbon dioxide. Oxy chỉ khoảng 0,13%, rất thấp.
  • Trái Đất mất 365 ngày để đi một vòng quanh Mặt Trời. Hỏa Tinh mất 687 ngày Trái Đất để đi quanh Mặt Trời. Một ngày trên Trái Đất là 24 giờ. Một ngày trên Hỏa Tinh là 24 giờ 37 phút.
  • Lực hấp dẫn của Hỏa Tinh thấp hơn so với Trái Đất rất nhiều.
  • Sao Hỏa từng có nước trên bề mặt, theo bằng chứng thu được trong các thiên thạch. Tuy nhiên, ngày nay Sao Hỏa có nhiều bụi, khô và hoang vắng, và dấu hiệu nước trên bề mặt của nó đều bị đóng băng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay