Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Tại sao tay cầm của muôi múc canh thường được làm bằng nhựa hoặc gỗ?
A. Để muôi trông đẹp và sang trọng hơn.
B. Để giảm giá thành của muôi.
C. Để ngăn cản sự dẫn nhiệt tới tay người dùng.
D. Để ngăn cản sự đối lưu tới tay người dùng.
Câu 2: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là
A. chuyển động cong.
B. chuyển động tròn.
C. chuyển động thẳng đều.
D. chuyển động hỗn độn, không ngừng.
Câu 3: Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm thì
A. nhiệt năng của vật càng nhỏ.
B. nhiệt năng của vật càng lớn.
C. nhiệt lượng của vật càng nhỏ.
D. nhiệt lượng của vật càng lớn.
Câu 4: Để làm thí nghiệm minh hoạ hiệu ứng nhà kính, ta cần dụng cụ là
A. 1 lồng kính, 2 cốc nước.
B. 2 nhiệt kế, 1 lồng kính, 2 cốc nước.
C. chỉ cần 1 lồng kính.
D. 1 lồng kính, 2 nhiệt kế.
Câu 5: Nếu ta áp tay vào một bình kín chứa không khí thì yếu tố nào của không
khí thay đổi?
A. Khối lượng riêng của khí.
B. Khối lượng của khí.
C. Thể tích của khí.
D. Nội năng của khí.
Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng khi nhiệt độ của chất lỏng tăng lên?
A. Thể tích chất lỏng tăng lên nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm đi.
B. Thể tích chất lỏng tăng lên nên khối lượng riêng của chất lỏng tăng lên.
C. Khối lượng của chất lỏng tăng lên nên khối lượng riêng của chất lỏng tăng lên.
D. Khối lượng của chất lỏng tăng lên nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm đi.
Câu 7: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
C. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
D. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
Câu 8: Có 3 thanh kim loại là nhôm, đồng và sắt có cùng chiều dài ở 20 °C. Nung nóng cả 3 thanh sao cho chiều dài của 3 thanh vẫn bằng nhau. Khi này, nhiệt độ sau khi nung nóng của
A. thanh sắt là lớn nhất.
B. thanh đồng là lớn nhất.
C. thanh nhôm là lớn nhất.
D. cả 3 thanh bằng nhau.
Câu 9: Trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng khi nói về khối lượng riêng
của một khối nước khi nhiệt độ giảm dần từ 50 °C đến 0 °C?
A. Khối lượng riêng giảm dần.
B. Khối lượng riêng tăng dần.
C. Khối lượng riêng tăng rồi sau đó giảm.
D. Khối lượng riêng giảm rồi sau đó tăng.
Câu 10: An muốn có nước ấm để uống đã rót từ từ nước nóng vào nước lạnh. Thấy vậy, Phúc khuyên An nên làm ngược lại thì nước nóng và nước lạnh sẽ trao đổi nhiệt nhanh hơn. Phúc làm vậy là dựa vào hiện tượng nào?
A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt.
Câu 11: Nhiệt độ của vật càng cao thì
A. động năng của vật càng lớn.
B. thế năng của vật càng lớn.
C. nhiệt năng của vật càng nhỏ.
D. nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 12: Ba thanh kim loại bằng nhôm, đồng và thép cùng có chiều dài 1 m ở 20 °C. Nếu nung nóng cả 3 thanh này lên 100 °C thì
A. chiều dài của ba thanh vẫn bằng nhau.
B. chiều dài của thanh nhôm là lớn nhất.
C. chiều dài của thanh đồng là lớn nhất.
D. chiều dài của thanh sắt là lớn nhất.
Câu 13: Bát ăn cơm thường được làm bằng sứ vì
A. sứ dễ kiếm.
B. sứ rẻ tiền.
C. sứ dẫn nhiệt kém.
D. sứ dễ tạo hình.
Câu 14: Khi nhúng một chai nước vào một chậu nước đá thì
A. thể tích nước trong chai giảm đi.
B. thể tích nước trong chai tăng lên.
C. khối lượng nước trong chai giảm đi.
D. khối lượng nước trong chai tăng lên.
Câu 15: Hợp kim platinit là hợp kim thường được dùng làm dây dẫn điện xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thuỷ tinh. Hợp kim platinit được lựa chọn vì thoả mãn điều kiện: Độ giãn nở vì nhiệt của platinit
A. nhỏ hơn độ giãn nở vì nhiệt của thuỷ tinh.
B. lớn hơn độ giãn nở vì nhiệt của thuỷ tinh.
C. gần bằng độ giãn nở vì nhiệt của thuỷ tinh.
D. gấp đôi độ giãn nở vì nhiệt của thuỷ tinh.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d.
Người ta thả một thỏi đồng 0,4 kg ở nhiệt độ t1 = 80 °C vào 0,25 kg nước ở nhiệt độ t2 = 18 °C. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K của nước là 4200 J/kg.K. Gọi t là nhiệt độ cân bằng của hệ.
a) Nhiệt lượng do miếng đồng toả ra để nguội đi từ 80 oC xuống t oC là 0,4.380.(t – 80) (J).
b) Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên từ 18 oC đến t oC là 0,25.4200.(t – 18) (J).
c) Nhiệt độ cân bằng của hệ t > 30 oC.
d) Nhiệt lượng do miếng đồng toả ra để nguội đi từ 80 oC xuống t oC nhỏ hơn nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên từ 18 oC đến t oC.
Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d.
Người ta thả một miếng nhôm khối lượng 0,5 kg vào 500 g nước. Miếng nhôm nguội đi từ 80 °C xuống 20 °C. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K; của nước là 4200 J/Kg.K.
a) Nhiệt lượng nhôm toả ra khi hạ nhiệt độ từ 80 oC xuống 20 oC là: 26400 J.
b) Nhiệt lượng nước thu vào là nhỏ hơn 26400 J.
c) Nước nóng lên thêm 31 oC.
d) Nhiệt độ của nước sau khi tăng là lớn hơn 30 oC.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................