Bài tập file word Vật lí 8 kết nối Ôn tập Chương 3: Khối lượng riêng và áp suất (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Khối lượng riêng và áp suất (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG III: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT PHẦN 2
Câu 1: Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần thì đại lượng nào sẽ thay đổi? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.
Trả lời:
⇒ d phụ thuộc vào P còn D không phụ thuộc vào P
Càng lên cao thì P càng giảm nên trọng lương riêng d cũng giảm theo
Câu 2: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?
Trả lời:
Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu vì khi đó trọng lực vuông góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song song với mặt bị ép
Câu 3: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào điều gì?
Trả lời:
Ta có: áp suất chất lỏng p = d.h
=> Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:
+ trọng lượng riêng của chất lỏng (d)
+ độ sâu (độ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h)
Câu 4: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Trả lời:
Ta có: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
=> Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào:
+ Trọng lượng riêng của chất lỏng (d)
+ Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (V)
Câu 5: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là?
Trả lời:
Đổi V = 300 cm3 = 0,0003 m3
m = 810 g = 0,81 kg
Khối lượng riêng: = = 2700kg/m3
Câu 6: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.
Trả lời:
Trường hợp 4 áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất
Câu 7: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
Trả lời:
Ta có, áp suất p = d.h
Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)
Từ hình ta thấy, bình 1 có chiều cao cột chất lỏng lớn nhất
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình 1 lớn nhất.
Câu 8: Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất?
Trả lời:
Ta có: Lực đẩy Ác-si-mét FA = dV
Vì thể tích của 3 quả cầu như nhau và đều được nhúng chìm trong nước
=> Lực đẩy acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu là như nhau.
Câu 9: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 1191 g và thể tích 0,942 lít thì trọng lượng riêng của sữa là bao nhiêu?
Trả lời:
Đổi m = 1191 g = 1,191 kg
V = 0,942 lít = 0,000942 m3
Trọng lượng riêng của sữa: = = = 12643N/m3
Câu 10: Một tàu ngầm bắt đầu ở độ sâu dưới biển với áp suất là 950,000 N/m². Sau một khoảng thời gian, áp suất tăng lên thành 1,300,000 N/m². Tàu đang di chuyển như thế nào dưới biển?
Trả lời:
Theo đầu bài, ta có:
+ Áp suất ban đầu là 950,000 N/m2
+ Áp suất lúc sau là: 1,300,000 N/m2
Ta có, áp suất p = dh
Trong đó: h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)
Áp suất lúc sau lớn hơn áp suất ban đầu
=> Độ sâu của tàu so với mặt nước biển lúc sau lớn hơn lúc đầu
=> Tàu đang lặn xuống
Câu 11: Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1 = 7800 kg/m3, của nước là D2 = 1000 kg/m3.
Trả lời:
- Cân thăng bằng khi khối lượng sắt bằng khối lượng nước.
- Gọi V2 là thể tích nước phải đặt vào.
Ta có m = D1.V1 = D2.V2
⇒ V2 = V1 = .1 = 7,8 dm3 = 7,8 (l)
Câu 12: Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg.
a) Tính thể tích của 2 tấn cát.
b) Tính trọng lượng của một đống cát 6m3
Trả lời:
*Tính thể tích của một tấn cát.
1 lít = 1dm3 = dm3 , tức là cứ dm3 cát nặng 15kg.
- Khối lượng riêng của cát là: D = = 1500kg/m3
- Vậy 1 tấn cát = 1000kg cát có thể tích: V = = m3
Thể tích 2 tấn cát là = m3
* Tính trọng lượng của 6 m3 cát:
- Khối lượng cát có trong 1m3 là 1500kg.
- Khối lượng cát có trong 6m3 là 6.1500 = 9000kg.
- Trọng lượng của 6m3 cát là 9000.10 = 90000N.
Câu 13: Vật thứ nhất có khối lượng m1 = 0,5 kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
Trả lời:
Ta có: áp suất p =
Để so sánh áp suất của hai vật ta cần biết áp lực và diện tích bị ép
Theo đầu bài ta mới chỉ xác định được áp lực tác dụng lên hai vật mà chưa xác
định được diện tích bị ép của mỗi vật
=> Không so sánh áp lực của hai vật được.
Câu 14: Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thủy ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của rượu drượu = 8000 N/m3.
Trả lời:
Ta có:
+ Khi dùng thủy ngân: p = dHg . hHg
+ Khi thay thủy ngân bằng rượu: p = drượu . hrượu
Từ đó, ta suy ra:
dHg . hHg = drượu . hrượu
- hrượu = . hHg = . 0,75 = 12,75m
Câu 15: Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.
Trả lời:
Ta có: Lực đẩy Ác-si-mét FA = dV
Vì thể tích của 3 quả cầu như nhau và đều được nhúng chìm trong nước
=> Lực đẩy acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu là như nhau hay F1A = F2A = F3A
Câu 16: Một vật nổi trên mặt nước có khối lượng riêng 800 kg/m³. Biết rằng khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m³. Tính lực đẩy Archimedes tác động lên vật đó khi nó nổi trên mặt nước và có thể tích là 0.02 m³.
Trả lời:
Lực đẩy Archimedes được tính bằng công thức FA = d⋅V, trong đó dd là sự chênh lệch về khối lượng riêng giữa vật và chất lỏng (nước), V là thể tích của vật.
Thay các giá trị vào công thức:
FA = (800 − 1000) kg/m3 ⋅ 0.02 m3
FA = (−200) ⋅ 0.02 N
FA = −4 N
Câu 17: Hãy tính thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của một vật rắn biết rằng: khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m1 = 21,75 gam, còn khi thả nó vào một bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m2 = 51,75 gam (Trong cả hai trường hợp vật đều chìm hoàn toàn). Cho biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1g/cm3, của dầu là D2 = 0,9g/cm3.
Trả lời:
Gọi m, V, D lần lượt là khối lượng, thể tích, khối lượng riêng của vật.
Khi thả vật rắn vào bình đầy nước hoặc bình đầy dầu thì có một lượng nước hoặc một lượng dầu ( có cùng thể tích với vật ) tràn ra khỏi bình.
Độ tăng khối lượng của cả bình trong mỗi trường hợp:
m1 = m – D1V (1)
m2 = m – D2V (2)
Lấy (2) – (1) ta có: m2 - m1 = V(D1 – D2)
- V = = 300(cm3)
Thay giá trị của V vào (1) ta có: m = m1 + D1V = 321,75(g)
Từ công thức D = = 1,07(g)
Câu 18: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là?
Trả lời:
Ta có:
Diện tích mặt bị ép gồm diện tích của 4 chân ghế: S = 4.8.10−4 = 3,2.10−3m2
Tổng khối lượng của gạo và ghế: m = mgao + mghe = 60 + 4 = 64kg
Áp lực của cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là: P = 10m = 10.64 = 640N
Áp suất mà cả gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:
p = = = 200000N/m2
Câu 19: Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li có độ cao 400mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.
Trả lời:
Ta có, độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li
=> Áp suất của máy bay ở độ cao h đó là: p = 400mmHg
Lại có: Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg.
=> Độ giảm áp suất tại độ cao h là: mmHg
Ta có:
p = p0 − Δp → Δp = p0 – p = 760 – 400 = 360mmHg
↔ = 360 → h = 4320m
Câu 20: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu = 8000N/m3, ddong = 89000N/m3
Trả lời:
+ Khi quả cầu ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của quả cầu:
P = 4,45N (1)
Ta có: P = dV => V = = = 5.10-5m3
+ Khi nhúng chìm quả cầu vào rượu thì quả cầu chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét và trọng lực.
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu:
FA = dnước V = 8000.5.10-3 = 0,4N
Số chỉ của lực kế là: F = P – FA = 4,45 − 0,4 = 4,05N