Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trọng tâm của vật đến giá của trục quay.
Câu 2: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
A. 6 lần
B. 10 lần
C. 10,5 lần
D. 8 lần
Câu 3: Ba vật khác nhau đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng vật ngập trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất? Hãy chọn thứ tự đúng về lực đẩy Ac-si-met từ lớn nhất đến bé nhất biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, sắt là 7800kg/m3, nhôm là 2700kg/m3.
A. Nhôm - sắt - đồng
B. Sắt - nhôm - đồng
C. Nhôm - đồng - sắt
D. Đồng - nhôm – sắt
Câu 4: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.
A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.
Câu 5: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
B. lực có giá song song với trục quay
C. lực có giá cắt trục quay
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
Câu 6: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?
A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1
B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1
C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1
Câu 7: Một đòn bẩy AB có chiều dài 1 m. Ở 2 đầu người ta treo 2 vật có khối lượng lần lượt m1 = 400g và m2 = l00g. Để đòn bẩy cân bằng, điểm tựa 0 phải cách A một đoạn.... Cho biết đầu A treo vật 400g.
A. 40cm
B. 25 cm
C. 20 cm
D. 30 cm
Câu 8: Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ...
A. Cân bằng nhau.
B. Bị lệch về phía quả cầu bằng sắt.
C. Bị lệch về phía quả cầu bằng đồng.
D. Chưa thể khẳng định được điều gì.
Câu 9: Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là:
A. 80 cm
B. 120 cm
C. 1m
D. 60 cm.
Câu 10: Cho hệ thống đòn bẩy như hình vẽ. Để đòn bẩy cân bằng, ta phải treo một vật m = l00 g ở vị trí O2 cách O một đoạn... Biết rằng O1 cách O một đoạn 20 cm.
A. 20cm
B. 25cm
C. 40cm
D. 50cm
Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện
A. Làm đứt
B. Làm sáng
C. Làm tắt
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 12: Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do
A. Lược nhựa bị nhiễm điện
B. Tóc bị nhiễm điện.
C. Lược và tóc đều bị nhiễm điện
D. Không câu nào đúng.
Câu 13: Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách
A. Đưa vật lại gần các mẩu giấy vụn, các mẩu giấy bị hút hoặc đẩy
B. Đưa vật nhẹ lại gần nó sẽ bị hút
C. Đưa các sợi tơ lại gần nó bị duỗi thẳng
D. Đưa các sợi tóc lại gần tóc bị xoắn lại
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng. Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:
A. Hút được mảnh vải khô
B. Hút được mảnh nilông
C. Hút được mảnh len
D. Hút được thanh thước nhựa
Câu 15: Chọn câu trả lời đúng. Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
B. Sự cọ xát mạnh giữa các luồng không khí
C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện
D. Cả ba câu trên đều sai
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Nối các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nối, công tắc, để bóng đèn phát sáng thành một mạch kín, gọi là mạch điện.
a) Chiều dòng điện trong mạch được quy ước là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện.
b) Sơ đồ mạch điện là ảnh chụp mạch điện thật hoặc là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
c) Mạch điện kín chỉ bao gồm các dụng cụ tiêu thụ điện được nối lại với nhau bằng dây dẫn.
d) Bóng đèn là vật tiêu thụ điện.
Câu 2: Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
a) Ở đồng hồ treo tường, nguồn điện là pin.
b) Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh.
c) Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
d) Trong xe máy, nguồn điện là acquy.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................