Bộ câu hỏi và trắc nghiệm ngữ văn 9

Nhằm nâng cao kết quả dạy học và ôn tập kiến thức cho học sinh, Kenhgiaovien.com xin giới thiệu tới thầy cô và các em bộ tài liệu “Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9”. Nội dung chi tiết mời quý thầy cô và các em học sinh theo dõi trong bài viết dưới đây.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Bộ câu hỏi và trắc nghiệm ngữ văn 9
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm ngữ văn 9
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm ngữ văn 9
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm ngữ văn 9
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm ngữ văn 9
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm ngữ văn 9
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm ngữ văn 9
Bộ câu hỏi và trắc nghiệm ngữ văn 9

Một số tài liệu quan tâm khác


BỘ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

------------------------------

PHẦN 1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM... 1

BÀI 1. 1

Bài: Phong cách Hồ Chí Minh. 1

Bài: Các phương châm hội thoại 3

Bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 6

BÀI 2. 9

Bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. 9

Bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo) 12

Bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 15

BÀI 3. 19

Bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em   19

Bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2) 22

Bài: Xưng hô trong hội thoại 25

BÀI 4. 27

Bài: Chuyện người con gái Nam Xương. 27

Bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 31

Bài: Sự phát triển của từ vựng. 33

BÀI 5. 35

Bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. 35

Bài: Hoàng Lê nhất thống chí 38

Bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) 41

BÀI 6. 42

Bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du. 42

Bài: Chị em Thúy Kiều. 45

Bài: Cảnh ngày xuân. 47

Bài: Thuật ngữ. 49

BÀI 7. 51

Bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích. 51

Bài: Mã Giám Sinh mua Kiều. 53

Bài: Trau dồi vốn từ. 55

BÀI 8. 57

Bài: Thúy Kiều báo ân báo oán. 57

Bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. 59

Bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. 61

BÀI 9. 62

Bài: Lục Vân Tiên gặp nạn. 62

Bài: Tổng kết từ vựng. 64

BÀI 10. 67

Bài: Đồng chí 67

Bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 70

Bài: Kiểm tra về truyện trung đại 72

Bài: Tổng kết từ vựng (tiếp theo) 73

BÀI 11. 74

Bài: Đoàn thuyền đánh cá. 74

Bài: Tổng kết từ vựng (Tiếp theo) 77

BÀI 12. 78

Bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 78

Bài: Ánh trăng. 81

BÀI 13. 83

Bài: Làng (Kim Lân) 83

Bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) 85

Bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 87

BÀI 14. 89

Bài: Lặng lẽ Sa Pa. 89

Bài: Ôn tập phần tiếng việt 91

BÀI 15. 92

Bài: Chiếc lược ngà. 92

BÀI 16. 94

Bài: Cố hương. 94

BÀI 17. 97

Bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) 97

BÀI 18. 99

Bài: Bàn về đọc sách. 99

Bài: Khởi ngữ. 101

Bài: Phép phân tích và tổng hợp. 103

BÀI 19. 104

Bài: Tiếng nói của văn nghệ. 104

Bài: Các thành phần biệt lập. 106

Bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 109

BÀI 20. 110

Bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 110

Bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) 112

Bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí 114

BÀI 21. 116

Bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- Ten. 116

Bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn. 119

BÀI 22. 121

Bài: Con cò. 121

Bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn( Luyện tập) 123

BÀI 24. 124

Bài: Sang thu. 124

BÀI 23. 127

Bài: Mùa xuân nho nhỏ. 127

Bài: Viếng lăng Bác. 129

Bài: Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) 131

Bài: Nói với con. 132

Bài: Nghĩa tường minh và hàm ý. 134

Bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự. 136

Bài: Nghị luận trong văn bản tự sự. 138

Bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 140

BÀI 25. 141

Bài: Mây và Sóng. 141

Bài: Ôn tập về thơ. 143

BÀI 26. 145

Bài: Tổng kết phần văn bản nhật dụng. 145

BÀI 27. 148

Bài: Bến quê. 148

Bài: Ôn tập phần tiếng Việt 151

BÀI 28. 154

Bài: Những ngôi sao xa xôi 154

Bài: Biên bản. 158

Bài: Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang. 160

Bài: Tổng kết về ngữ pháp. 163

Bài: Hợp đồng. 165

BÀI 30. 167

Bài: Bố của Xi mông. 167

Bài: Ôn tập về truyện. 170

Bài: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) 172

BÀI 31. 175

Bài: Con chó Bấc. 175

BÀI 32. 178

Bài: Bắc Sơn. 178

Bài: Kiểm tra phần tiếng Việt 180

BÀI 33. 183

Bài: Tôi và chúng ta. 183

Bài: Tổng kết phần tập làm văn. 185

BÀI 34. 188

Bài: Tổng kết về văn học. 188

Bài: Bài thư (điện) chúc mừng và thăm.. 191

PHẦN 2. ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM... 193


GIỚI THIỆU

…………………………………

 

Xin chào quý thầy cô và các em học sinh thân yêu. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới thầy cô và các em bộ tài liệu “Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9”. Theo đó, bộ trắc nghiệm hiệm tất cả các bài trong chương trình sách giáo khoa hiện hành.

1 . Cấu trúc của tài liệu

  1. Vậy tính ưu việt của bộ tài liệu “trắc nghiệm môn ngữ văn 9” là gì?

Đó chính là:

Dễ dàng ôn lại kiến thức mà không cảm thấy nhàm chán

Có đáp án đối chiếu

Hệ thống câu hỏi phân theo nhiều mức độ từ dễ đến khó, học sinh thỏa sức chinh phục.

Đề bám sát chương trình học nên việc “giải quyết” các đề thi trên lớp là chuyện dễ dàng.

  1. Bộ tài liệu dành cho:

Giáo viên ôn tập và giảng dạy

Học sinh tự ôn luyện kiến thức

Hy vọng với tài liệu này, sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có thêm nguồn tài liệu giảng dạy cũng như ôn tập hữu ích nhằm nâng cao kết quả dạy và học trong chương trình môn ngữ văn 9. Nội dung chi tiết mời quý thầy cô và các em học sinh theo dõi trong bài viết dưới đây.

 

PHẦN 1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

BÀI 1

Bài: Phong cách Hồ Chí Minh

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về văn bản  “Phong cách Hồ Chí Minh”

  1. Tác giả văn bản là Lê Anh Trà
  2. Xuất bản năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch HCM
  3. Thuộc thể loại văn bản thuyết minh
  4. Nội dung văn bản cho thấy nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

Câu 2: Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ”  trong câu “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ” là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.” có nghĩa là gì?

  1. Quan niệm về cái đẹp
  2. Quan niệm về đạo đức
  3. Quan niệm về cuộc sống
  4. Quan niệm về nghề nghiệp

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản phong cách Hồ Chí Minh là :

  1. Tự sự kết hợp với thuyết minh.
  2. Tự sự kết hợp với nghị luận.
  3. Thuyết minh kết hợp với nghị luận.
  4. Miêu tả kết hợp với nghị luận.

Câu 4: Vấn đề chủ yếu được nói đến trong “ Văn bản phong cách Hồ Chí Minh ” là :

  1. Tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. Trí tuệ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  3. Phong cách làm việc và nếp sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Em hiểu từ “phong cách” trong “Phong cách Hồ Chí Minh” có nghĩa là gì?

  1. Đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.
  2. Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
  3. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề.

  1. Thuyết minh
  2. Nghị luận
  3. Biểu cảm
  4. Miêu tả

Câu 7: Phong cách sống của Hồ Chí Minh được tác giả so sánh với những ai?

  1. Các danh nho Trung Quốc: Lí Bạch, Khổng Tử
  2. Các vị lãnh tụ trên thế giới
  3. Các danh nho Việt Nam thời xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi
  4. Các vị lãnh tụ Việt Nam đương thời                                                       

Câu 8: Hồ Chí Minh đã tiếp thu giá trị của những nền văn hóa nào ?

  1. Anh, Pháp, Mĩ.                                           
  2. Phương đông, phương tây.
  3. Trung quốc, Lào.                                       
  4. Châu Âu, Châu Á.

Câu 9: Từ “ Văn hóa” trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” được hiểu :

  1. Học vấn.                                                     
  2. Học tập.
  3. Học lực.                                                     
  4. Học hành.

Câu 10: Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh không được nêu trong bài viết?

  1. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
  2. Không ảnh hưởng một cách thụ động.
  3. Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
  4. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hóa của dân tộc.

Câu 11: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?

  1. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  2. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
  3. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  4. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 12: Theo tác giả, quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

  1. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn trọng.
  2. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.
  3. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, hơn người
  4. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao

Câu 13: Từ nào sau đây trái nghĩa với “truân chuyên”?

  1. Vất vả
  2. Nhọc nhằn
  3. Gian nan
  4. Nhàn nhã

Câu 14: Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách của Hồ Chí Minh?

Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

  1. Sử dụng phép nói quá
  2. Sử dụng phép đối lập
  3. Sử dụng phép tăng tiến
  4. Sử dụng phép nói giảm nói tránh

Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là :

  1. Nhà cách mạng lỗi lạc.                              
  2. Danh nhân văn hóa thế giới.
  3. Nhà hiền triết phương đông.                      
  4. Tất cả đều đúng.

Bài: Các phương châm hội thoại

Câu 1: Câu nói "Ngựa là loài thú bốn chân" thừa từ hoặc cụm từ nào?

  1. Loài thú
  2. Bốn chân
  3. Loài thú bốn chân
  4. Ngựa

Câu 2: “ Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực” là khái niệm

  1. Phương châm về lượng.
  2. Phương châm về chất.
  3. Phương châm quan hệ
  4. Phương châm cách thức

Câu 3: Câu văn sau vi phạm phương châm nào ? “ Ba chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh”

  1. Phương châm về lượng.
  2. Phương châm về chất.

C Phương châm cách thức

  1. Không vi phạm hai phương châm trên.

Câu 4: Thành ngữ “ Ăn đơm nói đặt” nghĩa là :

  1. Nói không có bằng chứng.                         
  2. Vu khống, bịa đặt.
  3. Nói ba hoa, khoác lác.                               
  4. Đặt điều, lắm lời.

Câu 5: Phương châm về lượng là gì?

  1. Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật
  2. Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa
  3. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp
  4. Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng

Câu 6: Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?

  1. Phương châm cách thức
  2. Phương châm quan hệ
  3. Phương châm về lượng
  4. Phương châm về chất

Câu 7: Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò”có nghĩa là gì

  1. Nói đúng sự thật
  2. Nói vu khống, bịa đặt về người khác

   C.Nói không có căn cứ, không chính xác

  1. Nói ngoa, nói dối về người khác

Câu 8: Câu nói “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?

  1. Phương châm lịch sự
  2. Phương châm quan hệ
  3. Phương châm cách thức
  4. Phương châm về lượng

Câu 9: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

HỎI THĂM SƯ

Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường , anh thân mật hỏi thăm:

- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?

Sư đáp:

- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con.

- Thế sư ông già có chết không?

- Ai già lại chẳng chết!

- Thế sau này lấy đâu ra sư con?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

   Truyện cười trên vi phạm phương châm nào?

  1. Phương châm về chất
  2. Phương châm về lượng
  3. Phương châm quan hệ
  4. Phương châm cách thức

Câu 10: Câu nói "Bố mẹ mình đều là giáo viện dạy học" vi phạm phương châm nào?


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Ngữ văn 9

Chat hỗ trợ
Chat ngay