Câu hỏi tự luận Công dân 6 chân trời Ôn tập bài 4 - 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4 - 6 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 4 - 6: TÔN TRỌNG SỰ THẬT – TỰ LẬP – TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về câu ca dao:

“Những người tính nết thật thà

Đi đâu cũng được người ta tin dùng”

Trả lời:

Câu ca dao này ý nói những người thật thà, trung thực, tôn trọng những sự thật vốn có thì ở đâu hay làm gì cũng được người khác tin tưởng ở trong mọi mối quan hệ.

Câu 2: Em hãy kể tên những việc em đã tự lập làm trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày?

Trả lời:

Những việc làm của em thể hiện sự tự lập trong cuộc sống:

- Tự giác học bài, làm bài tập về nhà - Tự giác học bài, làm bài tập về nhà

- Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học tập tích cực - Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học tập tích cực

- Tự dọn phòng của mình - Tự dọn phòng của mình

- Làm các việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà… - Làm các việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà…

Câu 3: Em thường nhận thức bản thân về bản thân qua cách nào?

Trả lời:

Em thường nhận thức bản thân qua việc tự suy ngẫm về lại lời nói, việc làm của mình, lắng nghe và chắt lọc ý kiến của người khác về mình và đặc biệt là qua các trải nghiệm những hoạt động cụ thể.

Câu 4: Bạn Bích trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn Bích thể hiện bạn là người như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Việc làm của bạn Bích thể hiện bạn là người có đức tính tốt, sống thật thà. Vì bạn đã có hành động tốt khi nhặt được của rơi đem trả lại cho người đánh mất.

Câu 5: Câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” muốn khuyên chúng ta đừng sợ phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên cơ đồ, sự nghiệp thì càng đáng kính trọng và khâm phục.

Câu 6: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

Trả lời:

Để nhận thức đúng về bản thân chúng ta dựa vào yếu tố như:

- Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể. - Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

- Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. - Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

- So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình. - So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

Câu 7: Em hiểu như thế nào là tôn trọng sự thật?

Trả lời:

Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế, suy nghĩ và làm theo đúng sự thật.

Câu 8: Tự lập đem lại cho chúng ta lợi ích gì?

Trả lời:

Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Giúp thành công trong cuộc sống, giải quyết các công việc hiệu quả và được mọi người tôn trọng.

Câu 9: Những việc nào dưới đây học sinh thể hiện sự tự nhận thức bản thân?

- Hạ thấp người khác và nâng mình lên. - Hạ thấp người khác và nâng mình lên.

- Mơ ước được trở thành một bản sao hoàn hảo của người khác. - Mơ ước được trở thành một bản sao hoàn hảo của người khác.

- Học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác. - Học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác.

- Kiềm chế được cảm xúc tiêu cực của bản thân. - Kiềm chế được cảm xúc tiêu cực của bản thân.

- Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. - Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

Trả lời:

Những việc của học sinh thể hiện sự tự nhận thức của bản thân:

 - Học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác.

- Kiềm chế được cảm xúc tiêu cực của bản thân. - Kiềm chế được cảm xúc tiêu cực của bản thân.

- Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. - Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

Câu 10: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người?

Trả lời:

- Tôn trọng sự thật bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai.  - Tôn trọng sự thật bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai.

- Tôn trọng sự thật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tính cách của con người. Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Khiến tâm hồn con người thoải mái, sức khỏe tốt, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người, sẽ tăng thêm uy tín, danh dự, mọi người sẽ tín nhiệm. - Tôn trọng sự thật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tính cách của con người. Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Khiến tâm hồn con người thoải mái, sức khỏe tốt, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người, sẽ tăng thêm uy tín, danh dự, mọi người sẽ tín nhiệm.

Câu 11: Để học cách tự lập bản thân em cần phải làm gì?

Trả lời:

Để học cách tự lập theo em cần phải làm rất nhiều việc như:

- Làm những việc vừa sức với mình. - Làm những việc vừa sức với mình.

- Chủ động học hỏi những điều không biết. - Chủ động học hỏi những điều không biết.

- Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt. - Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

Câu 12: Hoài học múa vì bố mẹ muốn cô trở thành một diễn viên múa chứ không phải vì Hoài thích học. Ước muốn của cô bé đó là muốn học làm bác sĩ. Em hãy đưa ra lời khuyên cho Hoài trong trường hợp này?

Trả lời:

Việc làm của Hoài là không nên vì khiến Hoài thực hiện việc làm thiếu tự giác, mệt mỏi và hiệu quả học tập sẽ không cao. Hậu quả những việc làm này kéo dài khiến cho Hoài trở nên mệt mỏi và không được sống với đúng mong muốn của mình. Hoài nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân để được là chính mình.

Câu 13: Em có tán thành với ý kiến: “Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù” không? Vì sao?

Trả lời:

Em không tán thành với ý kiến: Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật. Bởi việc tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn; giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn; giúp tâm hồn thanh thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 14: Em hiểu câu tục ngữ “Có khó mới có miếng ăn” nói về tính tự lập như thế nào?

Trả lời:

Câu tục ngữ nói về tính tự lập là phải có khó khăn, phải có tính tự lập thì mới có miếng ăn, mới có được thành công trong cuộc sống.

Câu 15: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến sau: “Chấp nhận tất cả những nhận xét, đánh giá của người khác về mình” Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến trên - Em không đồng ý với ý kiến trên

- Giải thích:  - Giải thích:

+ Việc chấp nhận tất cả những nhận xét, đánh giá mà người khác nói về mình sẽ dẫn đến hậu quả chúng ta dễ trở thành người nhu nhược, yếu đuối và tự ti. + Việc chấp nhận tất cả những nhận xét, đánh giá mà người khác nói về mình sẽ dẫn đến hậu quả chúng ta dễ trở thành người nhu nhược, yếu đuối và tự ti.

+ Trong quá trình tự nhận thức bản thân, chúng ta nên lắng nghe nhưng cần tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó. + Trong quá trình tự nhận thức bản thân, chúng ta nên lắng nghe nhưng cần tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó.

Câu 16: Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn Minh đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì? Vì sao?

Trả lời:

- Trong tình huống này em sẽ khuyên bạn không được làm như vậy. - Trong tình huống này em sẽ khuyên bạn không được làm như vậy.

- Vì kiểm tra là để giúp mình nhìn nhận, đánh giá mức độ học tập của bản thân mình để, từ đó để rút ra kinh nghiệm, có sự điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp hơn. Còn ngược lại nếu bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra sẽ không thấy được năng lực thực sự của mình, đồng thời sẽ không công bằng đối với các bạn khác trong lớp…. - Vì kiểm tra là để giúp mình nhìn nhận, đánh giá mức độ học tập của bản thân mình để, từ đó để rút ra kinh nghiệm, có sự điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp hơn. Còn ngược lại nếu bạn sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra sẽ không thấy được năng lực thực sự của mình, đồng thời sẽ không công bằng đối với các bạn khác trong lớp….

Câu 17: Đối lập với tự lập là gì? Định nghĩa lối sống đó.

Trả lời:

- Đối lập với tự lập là ỷ lại. - Đối lập với tự lập là ỷ lại.

- Khái niệm của ỷ lại: tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá. Trái ngược với tự lập là tự mình làm lấy. - Khái niệm của ỷ lại: tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá. Trái ngược với tự lập là tự mình làm lấy.

Câu 18: Xử lý tình huống.

Tình huống 1: Nam là lớp trưởng của lớp 6A1. Từ trước đến nay, Nam hát không hay nên mỗi khi cầm micro, Nam đều cảm thấy không tự tin về chất giọng của mình. Có một lần, Nam được cô chủ nhiệm phân công đại diện lớp tham gia cuộc thi Ý tưởng bảo vệ môi trường và trình bày trước toàn trường. Nam đã mất hơn 1 tuần để chuẩn bị bài phát biểu. Mặc dù thầy cô và bạn bè đều khen giọng Nam trên micro nghe rất ấm và cuốn hút nhưng Nam lại không dám thể hiện và có ý định từ bỏ việc tham gia cuộc thi. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Phú và Ân là hai anh em sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, Ân tuy học rất giỏi nhưng năng khiếu thể thao lại không được tốt. Ngược lại, Phú có năng khiếu với nhiều môn thể thao khác nhau nhưng học tập lại không tốt. Trong những bữa cơm gia đình, bố mẹ thường khen thành tích học tập của Ân làm cho Phú cảm thấy rất tự ti. Nếu là Phú, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Tình huống 1: Nếu em là Nam, em sẽ lấy lời khen của mọi người làm động lực và tin rằng bản thân sẽ làm được. Em phải cố gắng rèn luyện tốt để mang thành tích về cho lớp. - Tình huống 1: Nếu em là Nam, em sẽ lấy lời khen của mọi người làm động lực và tin rằng bản thân sẽ làm được. Em phải cố gắng rèn luyện tốt để mang thành tích về cho lớp.

- Tình huống 2: Nếu em là Phú, em sẽ không tự ti nữa mà cố gắng học tập tốt nhất có thể. Vì mỗi người đều có thế mạnh riêng và năng khiếu thể thao của Phú cũng là điều đáng để bạn tự hào về bản thân. - Tình huống 2: Nếu em là Phú, em sẽ không tự ti nữa mà cố gắng học tập tốt nhất có thể. Vì mỗi người đều có thế mạnh riêng và năng khiếu thể thao của Phú cũng là điều đáng để bạn tự hào về bản thân.

Câu 19: Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Nếu là bạn của các nhân vật trên, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào cho các bạn? 

Trả lời:

Nếu là bạn của các nhân vật trên, em sẽ khuyên các bạn nói ra sự thật với cô giáo để mọi người đều được công bằng.

Câu 20: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Gia đình bạn Lan có hoàn cảnh rất khó khăn. Bố mất sức lao động sau một tai nạn giao thông, mẹ phải làm thêm nuôi 3 chị em Lan ăn học. Ngoài những giờ học trên lớp, Lan dành phần lớn thời gian giúp đỡ bố mẹ việc nhà, chăm sóc các em nhỏ. Thỉnh thoảng, Lan còn phụ mẹ công việc làm thêm để kiếm tiền. Tuy vậy, Lan vẫn sắp xếp việc học và đạt học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Toán. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo tuyên dương bạn Lan là tấm gương có tinh thần tự lập, vượt khó học giỏi. Mai quay sang Hồng nói: “Gia đình bạn ấy khó khăn nên bạn ấy cần tự lập, gia đình chúng mình có điều kiện, mình không cần phải tự lập”.

Câu hỏi:

- Em có suy nghĩ như thế nào về bạn Lan? - Em có suy nghĩ như thế nào về bạn Lan?

- Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn Mai không? Vì sao? - Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn Mai không? Vì sao?

- Nếu là Hồng trong tình huống này, em sẽ nói gì với Mai? - Nếu là Hồng trong tình huống này, em sẽ nói gì với Mai?

Trả lời:

- Em thấy Lan là một người con ngoan trong gia đình, có tính tự lập cao trong cả học tập và cuộc sống. - Em thấy Lan là một người con ngoan trong gia đình, có tính tự lập cao trong cả học tập và cuộc sống.

- Em không đồng tình với suy nghĩ của bạn Mai vì ai cũng cần có tính tự lập. - Em không đồng tình với suy nghĩ của bạn Mai vì ai cũng cần có tính tự lập.

- Nếu là Hồng trong tình huống này em sẽ khuyên Mai không nên suy nghĩ như thế mà hãy noi gương Lan mà học tập. - Nếu là Hồng trong tình huống này em sẽ khuyên Mai không nên suy nghĩ như thế mà hãy noi gương Lan mà học tập.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay