Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Siêng năng, kiên trì. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án Công dân 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hiểu thế nào là siêng năng?

Trả lời:

Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

Câu 2: Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Trả lời:

“Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn nhắn nhủ làm bất cứ việc gì thì phải kiên trì và quyết tâm thưc hiện. Chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.

Câu 3: Lớp 7C có phong trào thi đua giải các bài hóa khó. Mặc dù là thành viên trong lớp nhưng Tường thường xuyên bỏ qua không làm những bài hóa khó vì ngại suy nghĩ. Nếu là bạn của Tường, em sẽ khuyên Tường điều gì?

 Trả lời:

Nếu là bạn của Tường, em sẽ khuyên Tường cần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì bằng cách chăm chỉ học tập, tìm tòi cách giải các bài toán khó. Mỗi khi giải được bài khó, bạn sẽ tìm thấy niềm tin của sự thành công, chắc chắn sẽ đạt được kết quả học toán ngày càng tốt hơn và nhận được sự tin yêu, nể phục của các bạn trong lớp.

Câu 4: Sưu tầm những câu tục ngữ về tính siêng năng, kiên trì mà em biết?

Trả lời:

- Những câu tục ngữ về tính siêng năng, kiên trì mà em biết:

+ Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững

+ Thua keo này ta bày keo khác

+ Cần cù bù thông minh

+ Kiến tha lâu đầy tổ….

Câu 5: Kiên trì là gì?

Trả lời:

Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù có gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Năm học này, Ngọc dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh do nhà trường tổ chức. Nhưng Ngọc lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế. Hân cần làm gì để thực hiện được mục tiêu của mình?

Trả lời:

Bạn đang gặp phải khó khăn là vốn từ vựng tiếng Anh còn hạn chế, thì cần tìm cách vượt qua bằng cách lên kế hoạch bồi dưỡng vốn từ vựng mỗi ngày, học thêm trên internet hoặc tham gia các câu lạc bộ hay tiếp xúc với những người nước ngoài… Như vậy mới thể hiện được sự siêng năng, kiên trì thì sẽ đạt được thành công.

Câu 2: Trong học tập, biểu hiện của siêng năng, kiên trì thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập:

+ Đi học đều (chuyên cần).

+ Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập…

Câu 3: Kể một câu chuyện mà em biết nói về sự thành công trong cuộc sống nhờ đức tính siêng năng, kiên trì.

Trả lời:

- Gợi ý: Câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

  Năm 4 tuổi, sau một cơn bạo bệnh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt đôi tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, năm lên 7 tuổi thầy vẫn quyết tâm đi học. Vì đôi tay không còn khả năng hoạt động nên thầy cố gắng tập viết bằng chân dù trải qua vô vàn khó khăn, vất vả và phải chịu nhiều đau đớn. Nhờ vậy ước mơ được đến trường của thầy cũng thành hiện thực. Và rồi với nghị lực phi thường cùng với sự siêng năng, kiên trì, vượt khó trong học tập, thầy đã trở thành sinh viên ngành Ngữ Văn và được biết đến là một thầy giáo đáng kính, được đồng ngheiejp cũng như nhiều thế hệ học sinh ngưỡng mộ, khâm phục.

Câu 4: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động và trong cuộc sống?

Trả lời:

- Biểu hiện siêng  năng, kiên trì trong lao động:

+ Chăm chỉ làm việc không ngại khó.

+ Làm việc thường xuyên, liên tục.

+ Kiên trì lao động dù gặp khó khăn cũng không nản chí.

 - Biểu hiện siêng  năng, kiên trì trong cuộc sống:

+ Luôn trau dồi kiến thức hằng ngày.

+ Quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống.

Câu 5: Có người cho rằng, siêng năng kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

Đồng ý. Vì: cần siêng năng, kiên trì, không ngại khó khăn mới có thế thành công. Chúng ta không thể thành công và nhận ra giá trị đích thực của quá trình chạm đến thành công đem lại nếu chúng ta không tự trải nghiệm, vượt qua khó khăn, nỗ lực, chăm chỉ, kiên trì vươn lên.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Theo em, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì là siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.

Câu 2: Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng Hồng vẫn cố gắng làm thêm phụ bố mẹ để có cơ hội đươc đến trường. Trong học tập, Hồng là cô bạn luôn có ý thức tự giác, cần cù. Khi gặp những bài tập hóc búa, bạn ấy không bao giờ bỏ cuộc mà quyết tâm làm đến cùng. Nhờ vậy, Hồng đã nhiều năm đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc và được thầy cô, bạn bè tin tưởng yêu quý. Em học tập điều gì ở Hồng?

Trả lời:

Em học tập được ở Hồng đó là sự cần cù, nghị lực, siêng năng trong học tập và cuộc sống của bạn. Hồng luôn nỗ lực, chăm chỉ và phấn đấu để đạt được mục tiêu, bạn không bao giờ bỏ cuộc chính vì thế Hồng nhận lại được kết quả vô cùng xứng đáng.

Câu 3: Theo em, cách thức để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì là gì?

Trả lời:

- Cách thức để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì là mỗi khi làm việc gì cần có, cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ, kiên trì thực hiện, nếu gặp khó khăn hãy thử bằng nhiều cách đề thực hiện thành công, không bỏ dở giữa chừng.

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: My có số cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. My không chịu giảm cân nên bạn làm việc gì cũng khó khăn. My là người chưa có đức tính gì? Nếu em là bạn thân của My em sẽ khuyên My điều gì.

Trả lời:

- My chưa siêng năng, kiên trì. 

- Nếu là bạn thân của My em sẽ khuyên My nên rèn luyện thân thể, giảm cân để có ngoại hình cân đối và sức khỏe tốt hơn.

Câu 2: Huấn luôn làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Chia sẻ với các bạn bí quyết của mình, Huấn cho biết: “Với những bài tập khó, mình ít khi suy nghĩ mà thường chép lời giải ở phần hướng dẫn”. Em có nhận xét gì về cách học của Huấn? Nếu là bạn của Huấn, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Trả lời:

- Cách học của Huấn không tốt vì bạn chưa tự giác làm bài tập, gặp bài tập khó thì không suy nghĩ mà chép lời giải ở phần hướng dẫn.

- Nếu là bạn của Huấn, em sẽ khuyên bạn là:

+ Bạn nên suy nghĩ để tự làm bài tập

+ Nếu khó quá, không thể nghĩ ra thì có thể nhờ thầy cô, bạn bè… giảng giải cho hiểu, rồi tự làm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay