Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Tự nhận thức bản thân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 kết nối tri thức.

BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhung là lớp trưởng của lớp 6C. Tuần vừa rồi, Nhung đã tự đánh giá bản thân mình chưa tốt ở vài điểm, hứa với cô giáo chủ nhiệm và cả lớp sẽ khắc phục những điểm đó. Việc làm của Nhung thể hiện Nhung là người như thế nào?

Trả lời:

- Việc làm của Nhung thể hiện Nhung là người biết tự nhận thức bản thân mình, biết tự nhận ra những điều chưa tốt để khắc phục chúng.

Câu 2: Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, Chi thường dành thời gian để so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay, nhờ các bạn giải thích cho Chi hiểu. Em có nhận xét gì về việc làm của Chi?

Trả lời:

- Nhận xét: Chi đã biết biết cách tự nhận thức bản thân vì mỗi khi nhận được bài kiểm tra từ cô giáo, bạn đều dành thời gian để so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà mình chưa hiểu.

Câu 3: Tự nhận thức bản thân là gì?

Trả lời:

- Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

Câu 4: Em thường nhận thức bản thân về bản thân qua cách nào?

Trả lời:

- Em thường nhận thức bản thân qua việc tự suy ngẫm về lại lời nói, việc làm của mình, lắng nghe và chắt lọc ý kiến của người khác về mình và đặc biệt là qua các trải nghiệm những hoạt động cụ thể.

Câu 5: Tự nhận thức đúng về bản thân cần phải trải qua quá trình rèn luyện như thế nào?

Trả lời:

- Tự nhận thức đúng về bản thân phải qua quá trình rèn luyện: tự nhận thức bản thân 1 cách thành thực, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân: 

+ Các bài trắc nghiệm, bài test đánh giá bản thân, 

+ Lắng nghe nhận xét của người khác, hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để bộc lộ khả năng và khám phá bản thân….

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Minh rất muốn được hát trước lớp nhưng lại sợ bị các bạn chê là hát không hay nên Minh chưa dám thực hiện mong muốn của mình. Em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Minh để giúp Minh vượt qua chính mình?

Trả lời:

- Lời khuyên dành cho Minh: Minh cần tự tin hơn, cởi mở và mạnh dạn với chính mình. Minh cần học cách chấp nhận những khen chê để có thể hoàn thiện được bản thân.

Câu 2: Tự nhận thức được bản thân đem lại ích lợi gì cho chúng ta?

Trả lời:

- Khi ta ý thức rõ ràng về bản thân mình, ta trở nên tự tin và sáng tạo hơn

- Ta sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, xây dựng những mối quan hệ bền vững hơn, và giao tiếp hiệu quả hơn. 

- Khi biết rõ mong muốn của bản thân giúp giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác.

  • Lợi ích của tự nhận thức được bản thân.

Câu 3: Em hãy nêu những biểu hiện về việc tự nhận thức của bản thân?

Trả lời:

- Có rất nhiều việc làm biểu hiện việc tự nhận thức của bản thân như: 

+ Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân

+ Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện

+ Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình…

Câu 4: Cho tình huống sau: Mỗi khi nhận được lời nhận xét của bạn trong lớp về những điều cần phải cố gắng, Loan thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều các bạn góp ý. Em có nhận xét gì về thái độ của Loan?

Trả lời:

- Loan chưa biết tự nhận thức về bản thân. Bởi vì Loan có thái độ không đúng khi nghe được những lời nhận xét của các bạn để cố gắng thì Loan tỏ ra khó chịu và không quan tâm. Thay vào đó, Loan nên lắng nghe và tư suy ngẫm để nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

Câu 5: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến sau: “Chấp nhận tất cả những nhận xét, đánh giá của người khác về mình” Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến trên

- Giải thích: 

+ Việc chấp nhận tất cả những nhận xét, đánh giá mà người khác nói về mình sẽ dẫn đến hậu quả chúng ta dễ trở thành người nhu nhược, yếu đuối và tự ti.

+ Trong quá trình tự nhận thức bản thân, chúng ta nên lắng nghe nhưng cần tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Theo em, có những cách nào để tự nhận thức bản thân?

Trả lời:

- Các cách tự nhận thức bản thân:

+ Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân

+ So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của bản thân

+ So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy cố gắng điều gì

+ Lâp kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa những nhược điểm của bản thân.

Câu 2: Cho tình huống sau: Hiếu là một học sinh học chậm hơn so với các bạn trong lớp. Mỗi lần thầy cô giảng bài, Hiếu không hiểu nhưng cũng không hỏi lại cô và bạn bè. Nếu là bạn của Hiếu em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Nếu là bạn của Hiếu em sẽ khuyên Hiếu nên chủ động, mạnh dạn cởi mở hỏi thầy cô bạn bè về những điều mình chưa biết. Nếu chỗ nào chưa hiểu thì Hiếu cần ghi chép lại và dành thời gian để tìm hiểu và nhờ bạn bè giảng lại cho hiểu. Có nhữ thế thành tích học tập của Hiếu mới tốt lên được.

Câu 3: Câu danh ngôn: “Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình” nói về giá trị của điều gì?

Trả lời:

- Với câu nói này, tự nhận thức được xem là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi con người. Do đó, dù hiểu biết bản thân là nhu cầu con người ta cần hướng tới nhưng quá trình nhận thức ấy chắc chắn sẽ dài và gian nan. Một điều nữa, đôi khi chính sự nhận thức của bản thân sẽ trở thành tự ngộ nhận, đó là thái độ khách quan, mất sự tỉnh táo để nhận ra chính mình thực sự.

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

Trả lời:

- Để nhận thức đúng về bản thân chúng ta dựa vào yếu tố như:

+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể

+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình

+ So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

Câu 2: Đánh dấu x vào những ô em cho là người tôn trọng bản thân

Việc làm

Tôn trọng bản thân

Tự khám phá bản thân

Học theo phong cách của người khác 

Nghe theo người khác

Rèn luyện sự tự tin

Gạt bỏ sự đố kị

Trả lời:

Việc làm

Tôn trọng bản thân

Tự khám phá bản thân

x

Học theo phong cách của người khác 

Nghe theo người khác

Rèn luyện sự tự tin

x

Gạt bỏ sự đố kị

x

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay