Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 kết nối tri thức.

BÀI 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tổ chức nào là tổ chức chăm sóc và giúp đỡ trẻ em? Nêu hiểu biết của em về tổ chức đó?

Trả lời:

- Tổ chức UNICEF là tổ chức chăm sóc và giúp đỡ trẻ em.

- UNICEF là viết tắt của United Nations Children's Fund, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946. Được định hướng bởi Công ước của LHQ về Quyền trẻ em, UNICEF có một sứ mệnh phổ quát là thúc đẩy và bảo vệ quyền của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi - đặc biệt là những em khó tiếp cận và có nhiều nguy cơ nhất.

Câu 2: Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của những ai?

Trả lời:

- Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 3: Để đảm bảo các quyền của trẻ em xã hội cần làm gì?

Trả lời:

- Đối với xã hội cần đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện; xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ,...

Câu 4: Trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là gì?

Trả lời:

- Trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là: tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em…

Câu 5: Thư (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, Thư thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của Thư không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của Thư. Hành dộng của bố mẹ Thư cho thấy bố mẹ đã xâm phạm đến quyền gì của trẻ em?

 Trả lời:

- Hành động của bố mẹ Thư như trên là chưa tôn trọng quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của trẻ em. Bố mẹ cần tạo điều kiện để Thư tham gia các hoạt động này.

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, bên cạnh các quyền và bổ phận, trẻ em không được làm những gì?

Trả lời:

- Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, (Điều 22), trẻ em không được làm những việc sau đây:

- Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;

- Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tư công cộng;

- Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe;

- Trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

Câu 2: Trách nhiệm của gia đình đối với việc thực hiện quyền của trẻ em là gì?

Trả lời:

  • Trách nhiệm của gia đình

- Tiến hành khai sinh cho trẻ.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

- Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội.

- Tạo điều kiện cho trẻ học tập.

- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí.

- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu.

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán.

Câu 3: Bố mẹ Dũng rất quan tâm đến chuyện học hành của em. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho Dũng. Nhưng Dũng không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử. Dũng thường oán trách bố mẹ vì bị bắt học quá nhiều. Hỏi suy nghĩ của Dũng là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Suy nghĩ của Dũng là sai vì học tập vừa là quyền vừa là bổn phận của trẻ em. Trẻ em cần phải học tập để hoàn thiện sự hiểu biết của mình, hoàn thiện nhân cách và trở thành một người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có bổn phận phải chăm chỉ học tập.

Câu 4: Bố mẹ của em Khoa mất trong một khi em mới 3 tuổi. Hiện nay, người thân của em chỉ còn ông bà nội. Trong trường hợp này, ông bà nội có trách nhiệm nuôi dưỡng em Khoa không?

Trả lời:

- Trong trường hợp của em Khoa, vì em không còn cha mẹ và cũng không có anh chị em nên ông bà nội có trách nhiệm nuôi dưỡng em.

Câu 5: Nhà trường có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

Trả lời:

- Trong việc thực hiện quyền trẻ em, nhà trường có trách nhiệm: quản lí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em,tạo môi trường học tập an toàn cho học sinh…

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Ở lớp, cô giáo chủ nhiệm và nhiều bạn khác luôn cố gắng giúp đỡ Hoa vì cô bé bị khuyết tật, tuy nhiên, có bạn Bi lại tỏ ra khinh thường, khó chịu và cho rằng: người tàn tật như Hoa thì không có quyền được đi học, không xứng đáng được kết bạn với những người lành lặn nhưng mình.

Em có nhận xét gì về suy nghĩ của bạn Bi? 

Trả lời:

- Bạn Bi đã có suy nghĩ và hành động không đúng với quyền trẻ em, vì theo quy định trong quyền trẻ em: trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em.

Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến: “Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì”. Vì sao?

Trả lời:

- Em không hoàn toàn tán thành ý kiến này, vì trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí là thực hiện đúng quyền trẻ em. Nhưng bên cạnh đó trẻ em cũng nên tham gia giúp đỡ bố mẹ, gia đình những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trường Lê tổ chức học sinh tham quan khu di tích lịch sử. Tuy nhiên bố Lê không muốn cho Lê đi vì địa điểm tham quan ở xa. Lê rất buồn và không biết phải làm thế gì để bố đồng ý cho mình đi.

Nếu là Lê em sẽ làm gì để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn?

Trả lời:

- Nếu là Lê, để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn em sẽ:

+ Nói về ý nghĩa của chuyến tham quan đó như: để học hỏi thêm kinh nghiệm bên ngoài và muốn trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, con cũng có quyền được vui chơi.

 + Nói với bố mẹ em rằng muốn đi, mình đã lớn rồi có thể tự chăm sóc và bảo vệ bản thân. Hơn nữa còn có sự quản lí, tổ chức của nhà trường, cô giáo chủ nhiệm nên bố yên tâm..

Câu 2: Chú Khang là hàng xóm nhà Tuyết. Bé Bi, con trai của chú Khang vừa mới tròn 2 tuổi. Tuyết thường hay sang chơi với bé Bi. Có một lần Tuyết nghe thấy bố mình hỏi chú Khang: “Em đã đăng ký khai sinh cho cháu Bi chưa?” Chú Khang cười rồi trả lời: “Em chưa anh ạ. Đợi đến lúc bé Bi đi học tiểu học thì đăng ký cũng được. Vội gì!”

Em có nhận xét gì về hành động của chú Khang?

Trả lời:

- Bé Bi đã tròn 2 tuổi mà chú Khang chưa đi đăng ký khai sinh cho bé là không đúng. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác trong tương lai của bé Bi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay