Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức Bài 5: Tự lập

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Tự lập. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 kết nối tri thức.

BÀI 5: TỰ LẬP

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Theo em, tự lập là gì? Cho ví dụ về sự tự lập.

Trả lời:

- Tự lâp là tự làm lấy công việc bằng khả năng và sức lực của mình.

- Ví dụ: 

+ Chăm sóc em khi bố mẹ đi vắng

+ Dù không làm được bài nhưng không chép bài của bạn

+ Tự học bài và làm bài không cần ai nhắc nhở

Câu 2: Em hiểu câu tục ngữ “Có khó mới có miếng ăn” nói về tính tự lập như thế nào?

Trả lời:

- Câu tục ngữ nói về tính tự lập là phải có khó khăn, phải có tính tự lập thì mới có miếng ăn, mới có được thành công trong cuộc sống.

Câu 3: Cho tình huống sau: Huyền năm nay 14 tuổi. Huyền có một chiếc áo bị sứt chỉ và rách. Thấy vậy, Huyền liền lấy kim chỉ ra tự khâu áo mà không nhờ đến mẹ. Việc làm của Huyền cho thấy điều gì?

Trả lời:

- Việc làm của Huyền cho thấy Huyền có tính tự lập. Bạn Huyền đã tự khâu áo mà không trông chờ, không dựa dẫm vào mẹ của mình.

Câu 4: Tìm một số câu tục ngữ nói về tính tự lập.

Trả lời:

- Một số câu tục ngữ nói về tính tự lập:

+ “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm”

+ “Đầu người nào tóc người ấy”

+ “Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo”…

Câu 5: Trung năm nay lên lớp 8, Trung cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định được nhiều việc, không cần phải hỏi ý kiến bố mẹ nữa. Cuối tuần trước Trung đi chơi xa với một nhóm bạn mà không xin phép bố mẹ. Khi bố mẹ hỏi về việc đó, Trung nói: “Con lớn rồi, con tự lập được, bố mẹ khỏi phải lo”. Em có nhận xét gì về việc làm của Trung? Nếu là bạn của Trung em sẽ khuyên Trung thế nào?

Trả lời:

- Việc làm của Trung không thể hiện tính tự lập, đó là hành vi ăn chơi, đua đòi theo các bạn

- Nếu là bạn của Trung em sẽ khuyên Trung tự lập là tốt nhưng cần phải có chừng mực và phải xin phép và có được sự đồng ý từ bố mẹ.

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy nêu những biểu hiện tự lập trong cuố sống sinh hoạt hằng ngày?

Trả lời:

- Biểu hiện của tính tự giác trong sinh hoạt:

+ Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà sau giờ học tập

+ Tự giặt giũ quần áo của mình

+ Tự giác chăm sóc và chơi với em để bố mẹ làm việc

+ Giúp đỡ ông bà những việc trong gia đình.

Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến: “Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập”? Vì sao?

Trả lời:

- Em không tán thành với ý kiến trên vì nếu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thê thành công được.

Câu 3: Để học cách tự lập bản thân em cần phải làm gì?

Trả lời:

Để học cách tự lập theo em cần phải làm rất nhiều việc như: Làm những việc vừa sức với mình; Chủ động học hỏi những điều không biết; Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

Câu 4: Phương là sinh viên Việt Nam sang Mĩ du học. Dù nhà Phương luôn chu cấp đầy đủ tiền cho việc học tập và sinh hoạt của Phương ở Mĩ, nhưng ngoài giờ học, Phương vẫn đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm. Em có suy nghĩ gì về nhân vật Phương?

Trả lời:

- Bạn Phương đã có tính tự lập, không trông chờ vào sự trợ cấp của bố mẹ, bạn đã chủ động đi làm thêm để tích lũy thêm kinh nghiệm sống và kinh nghiệm làm việc.

Câu 5: Đối lập với tự lập là gì? Nêu khái niệm. 

Trả lời:

- Đối lập với tự lập là ỷ lại.

- Khái niệm của ỷ lại: tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá. Trái ngược với tự lập là tự mình làm lấy.

  1. VẬN DỤNG 

Câu 1: Em đồng ý hay đồng ý với ý kiến: “Người có tính tự lập tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác”. Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến.

- Giải thích: Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh. Vì bản thân mỗi người đều không hoàn hảo và đều có những việc không thể tự giải quyết được, đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đứng đắn hơn. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

Câu 2: Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Đông ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Nếu là Nam em sẽ từ chối chép bài của Đông và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được bài. Như thế sẽ khiến cho Nam nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập.

Câu 3: Ý nghĩa của sống tự lập là gì?

Trả lời:

- Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Giúp thành công trong cuộc sống, giải quyết các công việc hiệu quả và được mọi người tôn trọng.

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Vì sao chúng ta cần phải sống tự lập?

Trả lời:

- Giải thích: rèn luyện và hình thành tính tự lập vô cùng cần thiết, bởi nó không chỉ giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống mà còn nhận được sự kính trọng của mọi người.

Câu 2: Kể một tấm gương về tính tự lập mà em biết.

Trả lời:

- Gợi ý: Tấm gương về tính tự lập là Bác Hồ

Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá…cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay