Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức Bài 8: Tiết kiệm

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Tiết kiệm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 kết nối tri thức.

BÀI 8: TIẾT KIỆM

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tiết kiệm là gì?

Trả lời:

- Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Câu 2: Trái với tiết kiệm là gì? Kể tên.

Trả lời:

- Trái với tiết kiệm là lãng phí, hoang phí, phung phí. Tiêu dùng một cách hoang phí. Phung phí tiền của. Phung phí thì giờ…

Câu 3: Em có suy nghĩ gì về câu sau: “Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm” 

Trả lời:

- Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm. khi đang còn nhỏ mình chưa làm ra của cải vật chất, nhưng phải biết biết quý trọng công sức của bố mẹ.

Câu 4: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà….

Câu 5: Để tiết kiệm, học sinh cần tránh điều gì?

Trả lời:

- Cần tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. Học sinh là người chưa tạo ra được các giá trị vật chất, đang được ba mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng. Mọi vật chất mà học sinh thụ hưởng đều do người khác làm ra. Bởi thế, cần phải trân trọng và tiết kiệm nó.

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hiểu thế nào về thành ngữ nói về sự tiết kiệm “Năng nhặt chặt bị”?

Trả lời:

- Năng nhặt có nghĩa là siêng năng tích góp, nhặt những thứ nhỏ bé; chặt bị có nghĩa là chiếc túi đừng thứ "nhỏ" đó sẽ đầy bị và chặt nếu bạn để nhiều thứ "nhỏ" đó vào. Ý nghĩa câu tục ngữ năng nhặt chặt bị có nghĩa là tích tiểu thành đại, tích góp những thứ nhỏ bé để tạo thành một thứ gì đó to lớn hơn. Đó là tiết kiệm.

Câu 2: Bên cạnh cái ao nhà An trồng mấy luống rau, hằng ngày bố bạn An không lấy nước ao để tưới rau mà lấy nước sạch sử dụng trong gia đình để tưới rau, trong khi không đủ nước sạch để sinh hoạt. Sau khi học xong bài này, nếu là bạn An em sẽ khuyên bố như thế nào?

Trả lời:

- Sau khi học xong bài này, nếu là bạn An em sẽ khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.

Câu 3: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?

Trả lời:

- Giải thích: tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, chúng ta sẽ có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 4: Khi Khánh đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì Mi đến rủ đi chơi. Thấy vậy, Khánh liền cùng bạn Mi chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn Mi em sẽ khuyên bạn Khánh điều gì?

Trả lời:

- Nếu là bạn Mi em sẽ khuyên bạn Khánh nên tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết, sử dụng một cách tiết kiệm điện.

Câu 5: Nêu một số biểu hiện của việc tiết kiệm?

Trả lời:

- Tiết kiệm biểu hiện ở việc: 

+ Chi tiêu hợp lí; 

+ Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng; 

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học; 

+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,...);

+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công...

III. VẬN DỤNG 

Câu 1: Chúng ta cần làm gì để có thể tiết kiệm tiền?

Trả lời:

- Ghi vào giấy những vật dụng cần thiết và mua đúng như vậy, tránh lãng phí 

- Em bỏ tiền mừng tuổi vào nuôi lợn đất

- Không xin tiền bố mẹ để ăn quà vặt

- Bảo quản tốt dụng cụ học tập

- Không mua những vật dụng không cần thiết.

Câu 2: Ngoài tiết kiệm tiền, chúng ta cần phải tiết kiệm những gì?

Trả lời:

- Ngoài tiết kiệm tiền, chúng ta cần phải tiết kiệm:

+ Tiết kiệm thời gian

+ Tiết kiệm điện

+ Tiết kiệm nước…

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Sống tiết kiệm sẽ mang lại lợi ích gì?

Trả lời:

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác

- Tiết kiệm đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

Câu 2: Câu tục ngữ “Tích tiểu thành đại” có nghĩa là gì?

Trả lời:

- Câu tục ngữ này ý muốn nói khi chúng ta biết gom góp một thứ gì đó nhỏ nhặt để tạo nên một thứ lơn hơn, khi lớn nó có thể tạo ra một sự thay đổi gì đó…ví dụ khi chúng ta biết tiết kiệm hàng ngày thì về lâu dài sẽ giúp cuộc sống chúng ta ổn định, ấm no hơn…

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay