Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức Ôn tập Bài 4 - 6 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4 - 6 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 4 - 6: TÔN TRỌNG SỰ THẬT – TỰ LẬP – TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Tìm những câu ca dao tục ngữ thể hiện đức tính tôn trọng sự thật trong cuộc sống?

Trả lời:

Những câu ca dao tục ngữ thể hiện đức tính tôn trọng sự thật trong cuộc sống:

- Mất lòng trước, được lòng sau. - Mất lòng trước, được lòng sau.

- Cây ngay không sợ chết đứng. - Cây ngay không sợ chết đứng.

- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành. - Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

Câu 2: Cho tình huống sau: Huyền năm nay 14 tuổi. Huyền có một chiếc áo bị sứt chỉ và rách. Thấy vậy, Huyền liền lấy kim chỉ ra tự khâu áo mà không nhờ đến mẹ. Việc làm của Huyền cho thấy điều gì?

Trả lời:

Việc làm của Huyền cho thấy Huyền có tính tự lập. Bạn Huyền đã tự khâu áo mà không trông chờ, không dựa dẫm vào mẹ của mình.

Câu 3: Tự nhận thức bản thân là gì?

Trả lời:

Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

Câu 4: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp Nguyên, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là Nguyên, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Nếu làm là Nguyên em sẽ lắng nghe và phân tích để lựa chọn ý kiến đúng nhất. Vì cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp Nguyên, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là Nguyên, em sẽ lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất. - Nếu làm là Nguyên em sẽ lắng nghe và phân tích để lựa chọn ý kiến đúng nhất. Vì cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp Nguyên, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là Nguyên, em sẽ lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất. 

Câu 5: Theo em, tự lập là gì? Cho ví dụ về sự tự lập.

Trả lời:

- Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng và sức lực của mình. - Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng và sức lực của mình.

- Ví dụ:  - Ví dụ:

+ Chăm sóc em khi bố mẹ đi vắng. + Chăm sóc em khi bố mẹ đi vắng.

+ Dù không làm được bài nhưng không chép bài của bạn. + Dù không làm được bài nhưng không chép bài của bạn.

+ Tự học bài và làm bài không cần ai nhắc nhở. + Tự học bài và làm bài không cần ai nhắc nhở.

Câu 6: Nhung là lớp trưởng của lớp 6C. Tuần vừa rồi, Nhung đã tự đánh giá bản thân mình chưa tốt ở vài điểm, hứa với cô giáo chủ nhiệm và cả lớp sẽ khắc phục những điểm đó. Việc làm của Nhung thể hiện Nhung là người như thế nào?

Trả lời:

Việc làm của Nhung thể hiện Nhung là người biết tự nhận thức bản thân mình, biết tự nhận ra những điều chưa tốt để khắc phục chúng.

Câu 7: Mai là người thông minh, chân thành cởi mở nên được bạn bè yêu quý, tin cậy. Nếu bạn nào có lỗi, Mai nhẹ nhàng góp ý để bạn nhận lỗi và sửa lôgic. Nhiều bạn tâm sự những nỗi niềm thầm kín, riêng tư, Mai lắng nghe chia sẻ và không bao giờ nói lại những chuyện đó với người khác. Theo em, vì sao Mai được bạn bè yêu quý?

Trả lời:

Mai được bạn bè yêu quý bởi Mai có đức tính tốt, Mai tôn trọng sự thật nhìn nhận đúng vấn đề góp ý cho bạn sửa chữa. Mai cũng tôn trọng quyền riêng tư của mọi người. Từ đó Mai được bạn bè yêu quý.

Câu 8: Đối lập với tự lập là gì? Nêu khái niệm.

Trả lời:

- Đối lập với tự lập là ỷ lại. - Đối lập với tự lập là ỷ lại.

- Khái niệm của ỷ lại: tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá. Trái ngược với tự lập là tự mình làm lấy. - Khái niệm của ỷ lại: tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá. Trái ngược với tự lập là tự mình làm lấy.

Câu 9: Minh rất muốn được hát trước lớp nhưng lại sợ bị các bạn chê là hát không hay nên Minh chưa dám thực hiện mong muốn của mình. Em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Minh để giúp Minh vượt qua chính mình?

Trả lời:

Lời khuyên dành cho Minh: Minh cần tự tin hơn, cởi mở và mạnh dạn với chính mình. Minh cần học cách chấp nhận những khen chê để có thể hoàn thiện được bản thân.

Câu 10: Theo em vì sao phải tôn trọng sự thật?

Trả lời:

Tôn trọng sự thật bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai. Tôn trọng sự thật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tính cách của con người. Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Khiến tâm hồn con người thoải mái, sức khỏe tốt, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người, sẽ tăng thêm uy tín, danh dự, mọi người sẽ tín nhiệm  Chính vì thế phải tôn trọng sự thật.

Câu 11: Phương là sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học. Dù nhà Phương luôn chu cấp đầy đủ tiền cho việc học tập và sinh hoạt của Phương ở Mỹ, nhưng ngoài giờ học, Phương vẫn đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm. Em có suy nghĩ gì về nhân vật Phương?

Trả lời:

Bạn Phương đã có tính tự lập, không trông chờ vào sự trợ cấp của bố mẹ, bạn đã chủ động đi làm thêm để tích lũy thêm kinh nghiệm sống và kinh nghiệm làm việc.

Câu 12: Em hãy nêu những biểu hiện về việc tự nhận thức của bản thân?

Trả lời:

Có rất nhiều việc làm biểu hiện việc tự nhận thức của bản thân như:

- Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân. - Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện. - Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

- Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình. - Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình.

Câu 13: Em có tán thành với ý kiến: “Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù” không? Vì sao?

Trả lời:

Em không tán thành với ý kiến: Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật. Bởi việc tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn; giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn; giúp tâm hồn thanh thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 14: Câu danh ngôn: “Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình” nói về giá trị của điều gì?

Trả lời:

Với câu nói này, tự nhận thức được xem là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi con người. Do đó, dù hiểu biết bản thân là nhu cầu con người ta cần hướng tới nhưng quá trình nhận thức ấy chắc chắn sẽ dài và gian nan. Một điều nữa, đôi khi chính sự nhận thức của bản thân sẽ trở thành tự ngộ nhận, đó là thái độ khách quan, mất sự tỉnh táo để nhận ra chính mình thực sự.

Câu 15: Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Đông ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu là Nam em sẽ từ chối chép bài của Đông và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được bài. Như thế sẽ khiến cho Nam nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập.

Câu 16: Phát hiện bạn Chi đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của Chi thì em sẽ làm gì?

Trả lời:

Trong tình huống đó, nếu em là bạn của Chi thì em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy. Vì đây là nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa; Đặc biệt nếu bạn đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội, với những thông tin thất thiệt, có thể gây hoang mang, lo sợ, thậm chí còn có những hành động tiêu cực…có thể bạn còn vi phạm pháp luật nữa.

Câu 17: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

Trả lời:

Để nhận thức đúng về bản thân chúng ta dựa vào yếu tố như:

- Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể. - Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

- Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. - Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

- So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình. - So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

Câu 18: Ý nghĩa của sống tự lập là gì?

Trả lời:

Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Giúp thành công trong cuộc sống, giải quyết các công việc hiệu quả và được mọi người tôn trọng.

Câu 19: Lên lớp 6, Thuận cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định mọi việc mà không cần hỏi ý kiến của bố mẹ. Có lần Thuận cùng một số bạn trốn bố mẹ để đi chơi xa ở một khu du lịch sinh thái.

a) Em có đồng tình với Thuận không? Vì sao?

b) Nếu là bạn của Thuận thì em sẽ khuyên bạn điều gì?

Trả lời:

a) Em không đồng tình với Thuận, vì: 

- Việc làm này không phải là tự lập mà thể hiện sự thiếu lễ phép, mình đang còn nhỏ đi đâu cần phải xin phép bố mẹ. - Việc làm này không phải là tự lập mà thể hiện sự thiếu lễ phép, mình đang còn nhỏ đi đâu cần phải xin phép bố mẹ.

- Bạn làm vậy khiến bố mẹ lo lắng. - Bạn làm vậy khiến bố mẹ lo lắng.

b) Nếu là bạn của Thuận thì em sẽ khuyên bạn:

- Đi đâu phải xin phép, được sự đồng ý của bố mẹ mới được đi. - Đi đâu phải xin phép, được sự đồng ý của bố mẹ mới được đi.

- Cần nghe theo lời và hướng dẫn, quản  - Cần nghe theo lời và hướng dẫn, quản lý của bố mẹ.

Câu 20: Lan và Hoa thường có thói quen viết nhật ký. Hoa thường viết về những suy nghĩ mà không thể chia sẻ với ai trong cuộc sống, còn Lan thường viết ra những câu hỏi cho chính mình như: Hôm nay học được gì? Hôm nay gặp được ai? Hôm nay làm được gì có ích? Hôm nay có gì đặc biệt xảy ra không? Hôm nay cảm thấy thế nào?

Câu hỏi: Em thích cách viết nhật kí của bạn nào? Vì sao?

Trả lời:

 Cả hai cách viết nhật ký của các bạn đều tốt, sẽ giúp các bạn hiểu rõ về bản thân mình. Nhưng em thích cách viết nhật kí của bạn Lan hơn vì: Lan viết những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về những hoạt động diễn ra hàng ngày…sẽ giúp mình hoàn thiện bản thân tốt hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay