Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức Ôn tập Bài 10 - 12 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 10 - 12 (P (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 10 - 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN – QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM – THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là gì?

Trả lời:

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp, quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.

Câu 2: Quyền trẻ em là gì?

Trả lời:

Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Câu 3: Để đảm bảo các quyền của trẻ em xã hội cần làm gì?

Trả lời:

Đối với xã hội cần đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ,...

Câu 4: Kể tên các nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam?

Trả lời:

Các nhóm quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam:

- Quyền tham gia quản lý nhà nước. - Quyền tham gia quản lý nhà nước.

- Quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhà nước. - Quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhà nước.

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 5: Kể tên một số quyền thuộc nhóm quyền bảo vệ trẻ em?

Trả lời:

Nhóm quyền bảo vệ của trẻ em gồm: Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, quyền được bảo vệ để không bóc lột sức lao động, quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc, quyền được bảo vệ để không bị bạo lực…

Câu 6: Thư (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, Thư thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của Thư không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của Thư. Hành động của bố mẹ Thư cho thấy bố mẹ đã xâm phạm đến quyền gì của trẻ em?

 Trả lời:

Hành động của bố mẹ Thư như trên là chưa tôn trọng quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của trẻ em. Bố mẹ cần tạo điều kiện để Thư tham gia các hoạt động này.

Câu 7: Xử lý tình huống sau: Giờ ra chơi, Thu phát hiện mình bị mất tiền. Do nghi ngờ Quỳnh (bạn cùng bàn với Thu) ăn cắm, nên Thu đã lao vào đánh Quỳnh, khiến Quỳnh bị thương. Việc làm của Thu đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân?

Trả lời:

Thu đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân do có hành vi đánh Quỳnh và khiến Quỳnh bị thương.

Câu 8: Nhóm quyền sống còn là gì?

Trả lời:

Nhóm quyền sống còn là những quyền được sống và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển, được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, bên cạnh các quyền và bổn phận, trẻ em không được làm những gì?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, (Điều 22), trẻ em không được làm những việc sau đây:

- Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang. - Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.

- Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng. - Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng.

- Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe. - Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.

- Trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh. - Trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

Câu 10: Công dân đều bình đẳng trước pháp luật là gì?

Trả lời:

Công dân đều bình đẳng trước pháp luật là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Câu 11: Phương là con gái của ông Chí và bà Khánh. Do gia đình coi trọng vấn đề “con trai nối dõi tông đường”, nên ông Chí và bà Khánh đối xử thiên vị giữa các con: Phương phải làm hết các việc nhà; thậm chí còn thường xuyên đánh, mắng em. Trong khi em trai của Phương được bố mẹ cưng chiều, được bố mẹ mua cho nhiều đồ chơi, quần áo mới.

Theo em, trong tình huống trên, ông Chí và bà Khánh đã vi phạm nhóm quyền nào của trẻ em?

Trả lời:

Bố mẹ Phương đã vi phạm nhóm quyền được bảo vệ trong quyền trẻ em, vì bố mẹ Phương đã: phân biệt đối xử giữa con trai và con gái; thường xuyên đánh mắng Phương.

Câu 12: Nhà trường có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

Trả lời:

Trong việc thực hiện quyền trẻ em, nhà trường có trách nhiệm: quản lý, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em,tạo môi trường học tập an toàn cho học sinh…

Câu 13: Cần thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như thế nào?

Trả lời:

- - Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

- -  Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. - Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Câu 14: Nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Câu 15: Chú Khang là hàng xóm nhà Tuyết. Bé Bi, con trai của chú Khang vừa mới tròn 2 tuổi. Tuyết thường hay sang chơi với bé Bi. Có một lần Tuyết nghe thấy bố mình hỏi chú Khang: “Em đã đăng ký khai sinh cho cháu Bi chưa?” Chú Khang cười rồi trả lời: “Em chưa anh ạ. Đợi đến lúc bé Bi đi học tiểu học thì đăng ký cũng được. Vội gì!”

Em có nhận xét gì về hành động của chú Khang?

Trả lời:

Bé Bi đã tròn 2 tuổi mà chú Khang chưa đi đăng ký khai sinh cho bé là không đúng. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác trong tương lai của bé Bi.

Câu 16: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến: “Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân”. Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng tình vì ai cũng phải thực hiện nghĩa vụ công dân. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Câu 17: Bên cạnh thực hiện quyền và nghĩa vụ, trẻ em có những bổn phận gì?

Trả lời:

 - Bổn phận của trẻ em đối với đất nước:

+ Tôn trọng pháp luật. + Tôn trọng pháp luật.

+ Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. + Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình: - Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. + Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình. + Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường: - Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường. + Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. + Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường. + Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân: - Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn. + Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. + Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

Câu 18: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến: “Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì”. Vì sao?

Trả lời:

Em không hoàn toàn tán thành ý kiến này, vì trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí là thực hiện đúng quyền trẻ em. Nhưng bên cạnh đó trẻ em cũng nên tham gia giúp đỡ bố mẹ, gia đình những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

Câu 19: Mạnh rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Mạnh thường xuyên chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Mạnh không được phép chơi nữa. Mạnh cảm thấy ấm ức vì cho rằng chơi điện tử là hình thức giải trí và là quyền của trẻ em nên bố không được cấm.

Câu hỏi:

a) Theo em Mạnh nghĩ như vậy là đúng hay sai?

b) Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Trả lời:

a) Theo em Mạnh nghĩ như vậy sai vì: 

- Chơi trò chơi điện tử bạo lực, không phải là một hoạt động giải trí lành mạnh. - Chơi trò chơi điện tử bạo lực, không phải là một hoạt động giải trí lành mạnh.

- Thường xuyên dễ bị ảnh hưởng bởi hậu quả xấu như: nghiện trò chơi điện tử, có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút. - Thường xuyên dễ bị ảnh hưởng bởi hậu quả xấu như: nghiện trò chơi điện tử, có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút.

- Tốn kém tiền bạc, học tập sa sút. - Tốn kém tiền bạc, học tập sa sút.

  Do đó, việc bố Mạnh cấm không cho Mạnh chơi là vì muốn tốt cho Mạnh.

b) Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn như sau:

- Bạn không nên giận bố, vì bố bạn cấm bạn chơi trò điện tử bạo lực là muốn tốt cho bạn. - Bạn không nên giận bố, vì bố bạn cấm bạn chơi trò điện tử bạo lực là muốn tốt cho bạn.

- Bạn với mình đều biết rằng: khi nghiện trò chơi điện tử thì sẽ sao nhãng việc học hành, thường có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút như mắt kém đi,… thậm chí tớ còn được biết có người tử vong ngay trên bàn phím vì quá nghiện điện tử. - Bạn với mình đều biết rằng: khi nghiện trò chơi điện tử thì sẽ sao nhãng việc học hành, thường có suy nghĩ bạo lực, thích bắt chước các hành vi bạo lực, sức khỏe giảm sút như mắt kém đi,… thậm chí tớ còn được biết có người tử vong ngay trên bàn phím vì quá nghiện điện tử.

- Mình đang tuổi học, nếu không tập trung vào học hành sẽ đánh mất tương lai tốt đẹp phía trước.  - Mình đang tuổi học, nếu không tập trung vào học hành sẽ đánh mất tương lai tốt đẹp phía trước. 

- Bố mẹ không thể lúc nào cũng theo và lo cho chúng ta suốt đời, nên chúng ta phải cố gắng học hành vì cuộc sống sau này. - Bố mẹ không thể lúc nào cũng theo và lo cho chúng ta suốt đời, nên chúng ta phải cố gắng học hành vì cuộc sống sau này.

 Do đó chúng ta nên cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để không phụ công của bố mẹ, thầy cô.

Câu 20: Nếu người khác xâm phạm đến quyền trẻ em của mình, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu khi có người khác vi phạm quyền trẻ em của mình, thì em sẽ tùy theo tình huống, mức độ vi phạm mà có cách xử lý phù hợp như:

- Nhắc nhở để họ biết là đang xâm phạm đến quyền của người khác. - Nhắc nhở để họ biết là đang xâm phạm đến quyền của người khác.

- Nói với bố mẹ, người thân…để họ có cách bảo vệ mình kịp thời - Nói với bố mẹ, người thân…để họ có cách bảo vệ mình kịp thời

- Báo cáo lên các cơ quan chức năng để giúp mình lấy lại quyền lợi cho mình. - Báo cáo lên các cơ quan chức năng để giúp mình lấy lại quyền lợi cho mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay