Câu hỏi tự luận Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối Bài 24: Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng, trị
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản (Kết nối tri thức). Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 24: Một số bệnh thủy sản phổ biến và biện pháp phòng, trị. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 12 KNTT.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
CHƯƠNG IX: PHÒNG TRỊ BỆNH THUỶ SẢN
BÀI 24: MỘT SỐ BỆNH THUỶ SẢN PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ
(15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Bệnh lồi mắt ở cá rô phi có biểu hiện gì?
Trả lời:
Bệnh lồi mắt ở cá rô phi có biểu hiện như bơi tách đàn, giảm ăn đến bỏ ăn, xuất huyết trên da, xuất huyết mắt và lồi mắt, cá có dấu hiệu thần kinh như bơi xoay tròn hoặc không định hướng.
Câu 2: Tác nhân gây bệnh lồi mắt ở cá rô phi là gì?
Trả lời:
Tác nhân gây bệnh lồi mắt ở cá rô phi là Streptococcus agalactiae, một loại liên cầu khuẩn Gram dương.
Câu 3: Bệnh gan thận mủ trên cá tra gây ra triệu chứng gì?
Trả lời:
Câu 4: Bệnh đốm trắng trên tôm do tác nhân nào gây ra?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Vì sao bệnh lồi mắt ở cá rô phi có thể gây thiệt hại lớn cho người nuôi?
Trả lời:
Bệnh lồi mắt ở cá rô phi có tốc độ lây lan nhanh, gây tỉ lệ chết cao từ 30% đến 70%, thậm chí có thể lên tới 100% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
Câu 2: Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Biện pháp phòng bệnh tổng hợp giúp sát khuẩn và khử trùng ao, nguồn nước, nâng cao sức đề kháng của thủy sản, từ đó ngăn ngừa sự phát sinh và lây lan của các bệnh nguy hiểm.
Câu 3: Vì sao bệnh hoại tử thần kinh (VNN) có thể gây chết cá với tỉ lệ cao?
Trả lời:
Câu 4: Bệnh đốm trắng trên tôm xảy ra chủ yếu vào mùa nào và tại sao?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Để phòng ngừa bệnh lồi mắt ở cá rô phi, người nuôi có thể áp dụng những biện pháp nào?
Trả lời:
Người nuôi có thể áp dụng biện pháp sát khuẩn ao nuôi, khử trùng nguồn nước trước và trong khi nuôi, điều chỉnh chế độ ăn cho cá trong những ngày nóng, bổ sung vitamin và chế phẩm vi sinh để tăng sức đề kháng cho cá.
Câu 2: Khi bệnh gan thận mủ xảy ra trên cá tra, người nuôi cần làm gì để giảm thiểu thiệt hại?
Trả lời:
Người nuôi cần thực hiện khử trùng ao nuôi, trộn thuốc diệt vi khuẩn vào thức ăn cho cá ăn trong 5-7 ngày, bổ sung vitamin C và các chất tăng cường sức đề kháng, đồng thời kiểm tra sức khoẻ cá thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
Câu 3: Khi tôm bị bệnh đốm trắng, tại sao không nên tháo nước ao ra ngoài khi chưa khử trùng?
Trả lời:
Câu 4: Để phòng bệnh hoại tử thần kinh ở các loài cá biển, người nuôi cần chú ý điều gì?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Giải thích tại sao biện pháp phòng bệnh tổng hợp lại đặc biệt quan trọng trong nuôi trồng thủy sản?
Trả lời:
Biện pháp phòng bệnh tổng hợp rất quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào ao nuôi, bảo vệ sức khoẻ thủy sản, giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, đồng thời duy trì chất lượng môi trường nuôi, giảm thiểu lạm dụng thuốc và hoá chất.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------