Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: An toàn điện
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 3: An toàn điện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3. AN TOÀN ĐIỆN
Câu 1: Nêu những nguyên nhân chính gây tai nạn điện.
Trả lời:
Nguyên nhân chính gây tai nạn điện như:
- Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
- Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
Câu 2: Nêu công dụng của giày cách điện.
Trả lời:
Giày cách điện có công dụng là: bảo vệ đôi chân không chạm vào vùng bị nhiễm điện khi phải làm việc trong môi trường có nguy cơ rò rỉ điện.
Câu 3: Mô tả các biện pháp đảm bảo an toàn điện và nêu mục đích khi thực hiện những biện pháp này.
Trả lời:
Các biện pháp đảm bảo an toàn điện và mục đích:
- Sử dụng dụng cụ có vỏ cách điện để tránh bị điện giật.
- Kiểm tra nguồn điện để phát hiện và khắc phục kịp thời hư hỏng.
- Sử dụng thiết bị chống giật để tránh bị điện giật.
- Kiểm tra, bọc kín chỗ cách điện bị hỏng trên vỏ dây dẫn tránh điện giật.
Câu 4: Em hãy nêu đặc tính của vật liệu cách điện. Kể tên một số vật liệu cách điện phổ biến.
Trả lời:
- Vật liệu cách điện có khả năng dẫn điện rất kém hoặc không dẫn điện nên được dùng để chế tạo các bộ phận cách điện trong các dụng cụ an toàn điện.
- Một số vật liệu cách điện phổ như cao su, thủy tinh, nhựa, chất dẻo, gỗ khô,...
Câu 5: Tại sao không nên chạm vào mạch điện, các thiết bị và đồ dùng điện nếu chưa biết cách sử dụng?
Trả lời:
Không nên chạm vào mạch điện, các thiết bị và đồ dùng điện nếu chưa biết cách sử dụng vì có thể gây ra tai nạn điện do không biết cách xử lý an toàn, dẫn đến nguy cơ điện giật hoặc hỏa hoạn.
Câu 6: Giả sử có người bị giật điện, em sẽ thực hiện quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện như nào?
Trả lời:
Quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện:
- Phương pháp hô hấp nhân tạo:
+ Bước 1: Nâng cằm, đẩy đầu nạn nhân về phía sau
+ Bước 2: Một tay nâng cằm, một tay bịt mũi nạn nhân, lấy hơi và thổi hai hơi mạnh liên tiếp vào miệng nạn nhân. Để lồng ngực nạn nhân tự xẹp xuống.
+ Bước 3: Lặp lại bước 2 khoảng 20 lần/ phút đối với người lớn, 30 lần/ phút đối với trẻ em.
- Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực:
+ Bước 1: Đặt hai bàn tay chồng lên nhau trên vùng giữa ngực, dưới xương ức của nạn nhân.
+ Bước 2: Ấn mạnh tay xuống ngực nạn nhân rồi thả ra.
+ Bước 3: Lặp lại bước 2 với nhịp độ 100 lần/phút.
Câu 7: Để đảm bảo an toàn khi sửa chữa điện cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Để đảm bảo an toàn khi sửa chữa điện cần đảm bảo những nguyên tắc:
- Ngắt nguồn điện trước khi lắp đặt, sửa chữa.
- Sử dụng đúng cách các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Câu 8: Vì sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng?
Trả lời:
Nguyên nhân bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng là bởi trong bút thử điện có điện trở có trị số khoảng 106 Ω làm giảm dòng điện chạy qua người, dòng điện qua người nhỏ không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Câu 9: Liệt kê các biện pháp an toàn điện cần thực hiện trong gia đình.
Trả lời:
Các biện pháp an toàn điện cần thực hiện trong gia đình bao gồm không sử dụng dây dẫn điện bị hở, hỏng, không cắm quá nhiều đồ dùng điện trên cùng ổ cắm, không để đồ vật dễ cháy gần đồ dùng điện sinh nhiệt và không chạm vào mạch điện nếu chưa biết cách sử dụng.
Câu 10: Hãy chỉ ra bộ phận cách điện của dụng cụ bảo vệ an toàn điện ở hình dưới đây
Trả lời:
a), b), c) Tay cầm của dụng cụ.
d), e), g) toàn bộ dụng cụ.
Câu 11: Trình bày nguyên lí làm việc của bút thử điện.
Trả lời:
- Khi chạm tay vào kẹp kim loại và đặt đầu bút lên vật mang điện, dòng điện từ vật mang điện đi qua điện trở, qua bóng đèn và qua cơ thể người để hình thành mạch kín, làm cho bóng đèn và sáng lên.
- Dòng điện khi qua bóng đèn rất nhỏ chỉ đủ để làm sáng bóng đèn nên không gây nguy hiểm cho người.
Câu 12: Kìm, tua vít có tay cầm bọc cách điện được sử dụng trong những trường hợp nào? Tại sao?
Trả lời:
Kìm, tua vít có tay cầm bọc cách điện được sử dụng trong những trường hợp đã ngắt điện, hoặc dòng điện 1 chiều. Vì với dòng điện lớn, bọc cách điện không đảm bảo được an toàn.
Câu 13: Nêu lý do tại sao không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp.
Trả lời:
Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp để tránh nguy cơ điện giật từ lưới điện, đặc biệt là khi lưới điện cao áp có điện áp rất lớn, có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng.
Câu 14: Hãy nêu những nguy hiểm có thể xảy ra với người và đồ dùng điện trong trường hợp ở hình dưới đây
Trả lời:
- a) Sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện sẽ gây quá tải.
- b) Để đồ dùng điện phát nhiệt (bàn là) gần các vật dễ cháy sẽ gây cháy nổ.
Câu 15: : Vì sao không nên đến gần đường dây cao áp hoặc trạm biến áp?
Trả lời:
Người đến gần đường dây điện cao áp hoặc trạm biến áp tuy chưa chạm trực tiếp vào phần có điện nhưng có thể bị điện áp cao phóng điện qua không khí gây điện giật.
Câu 16: Quan sát hình dưới đây và cho biết người thợ trong tình huống này đã sử dụng những dụng cụ bảo vệ an toàn điện nào? Hãy nêu cách sử dụng những dụng cụ này sao cho đúng cách và đảm bảo an toàn.
Trả lời:
Người thợ sử dụng tua vít có bộ phận cách điện và găng tay.
Cách sử dụng:
- Cầm vào thân tua vít - bộ phận cách điện.
- Đeo găng tay cách điện bao toàn bộ tay.
Câu 17: Trong trường hợp không biết chỗ ngắt điện, bạn sẽ làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn?
Trả lời:
Trong trường hợp không biết chỗ ngắt điện, có thể tìm các dụng cụ, đồ dùng có thể dùng để tách nạn nhân một cách an toàn, như thanh tre khô hoặc thanh nhựa, thảm cách điện.
Câu 18: Hãy nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn điện trong các tình huống ở hình dưới đây
Trả lời:
- a) Chạm trực tiếp vào phích cắm hoặc phần mang điện của đồ dùng điện.
- b) Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện bị hở cách điện.
- c) Chạm vào đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ kim loại.
- d) Sửa chữa điện khi chưa cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Câu 19: Hãy kể tên các dụng cụ an toàn điện được sử dụng trong hình dưới đây để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Trả lời:
Sử dụng ván gỗ để đứng (cách điện với mặt đường) và que gỗ đẩy dây điện ra xa để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Câu 20: Hãy xác định thứ tự các thao tác để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện sao cho hợp lí và an toàn dựa vào các gợi ý dưới đây:
- Tìm các dụng cụ, đồ dùng có thể dùng để tách nạn nhân một cách an toàn.
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Quan sát đường điện dẫn đến chỗ có tai nạn để tìm cầu dao, cầu chì, công tắc, aptomat,...
Trả lời:
Khi có người bị tai nạn điện giật, cần thực hiện thận trọng và nhanh chóng các bước:
- Quan sát đường điện dẫn đến chỗ có tai nạn để tìm cầu dao, cầu chì, công tắc, aptomat,...
- Tìm các dụng cụ, đồ dùng có thể dùng để tách nạn nhân một cách an toàn.
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.