Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 cánh diều bài 5: Bản vẽ nhà
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 8 Cánh diều bài 5: Bản vẽ nhà, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 cánh diều
BÀI 5: BẢN VẼ NHÀ
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Khi xây dựng một ngôi nhà, người thợ sử dụng bản vẽ nhà để làm gì?
Trả lời:
Khi xây dựng một ngôi nhà, người thợ sử dụng bản vẽ nhà để dự toán chi phí và xây dựng ngôi nhà đúng như mong muốn.
Câu 2: Bản vẽ nhà là gì?
Trả lời:
Bản vẽ nhà là bản vẽ kĩ thuật dùng trong xây dựng
Bản vẽ nhà đơn giản gồm các hình biểu diễn (mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạnh, kích thước của ngôi nhà
Câu 3: Em hãy trình bày các hình biểu diễn bản vẽ nhà đơn giản.
Trả lời:
- Mặt đứng là hình chiếu vuống góc mặt trước của ngôi nhà khi chiếu mạt này lên mặt phẳng hình chiếu đứng. Mặt đứng cho thấy cách bố trí cửa chính, ban công, cửa sổ, ...phía mặt trước của ngôi nhà. Mặt đứng được đặt ở vị trí hình chiếu đứng trên bản vẽ.
- Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua cửa sổ. Mặt bằng giúp ta quan sát được vị trí các phòng, biết vị trí, kích thước chiều rộng của cửa đi, cửa sổ cũng như cách bài trí đồ đạc trong nhà. Mặt bằng được đặt ở vị trí hình chiếu bằng trên bản vẽ.
- Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được khi dùng mặt phẳng cắt vuông góc với mặt đất cắt theo chiều dọc hay chiều ngang của ngôi nhà. Mặt cắt cho thấy các bộ phận và kích thước các tầng của ngôi nhà theo chiều cao. Mặt cắt thường được đạt ở phía bên phải hình chiếu đứng, ở vị trí hình chiếu cạnh trên bản vẽ.
Câu 4: Em hãy nêu kí hiệu quy ước của một số bộ phận của ngôi nhà.
Trả lời:
Câu 5: Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ nhà ở.
Trả lời:
- Bước 1: Khung tên
+ Tên của ngôi nhà
+ Tỉ lệ bản vẽ
- Bước 2: Hình biểu diễn
+ Tên gọi các hình biểu diễn
- Bước 3: Kích thước
+ Kích thước chung
+ Kích thước từng bộ phận
- Bước 4: Các bộ phận chính
+ Số phòng
+ Sổ cửa đi và cửa sổ
+ Các bộ phận khác
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Những kí hiệu nào trong bảng kí hiệu quy ước được sử dụng ở hình dưới đây?
Trả lời:
- Cửa đi một cánh tên mặt đứng và mặt bằng.
- Cửa đi bốn cánh trên mặt bằng.
- Cửa sổ đơn hai cánh trên mặt bằng.
- Sân.
Câu 2: Làm thế nào để đọc và hiểu nội dung bản vẽ nhà?
Trả lời:
Để đọc và hiểu nội dung bản vẽ nhà cần hiểu rõ các kí hiệu quy ước dùng trên bản vẽ và quy tắc đọc bản vẽ.
Câu 3: Trình bày vai trò của bản vẽ nhà
Trả lời:
Trước khi bắt tay vào thi công xây dựng công trình, bạn cần phải nắm qua được bản vẽ nhà như thế nào vì đây là một trong những yếu tố quan trọng khi thi công.
- Bản vẽ thiết kế nhà giúp bạn tối ưu chi phí thi công để đảm bảo khi xây dựng không phát sinh thêm vấn đề nào nữa. Hơn nữa, bạn cần xem bản vẽ để nếu có vấn đề gì có thể chỉnh sửa phù hợp với nhu cầu của mình trước khi thi công.
- Bản vẽ còn là cơ sở để thỏa thuận giữa 3 bên là đơn vị thiết kế, nhà thầu và cơ quan nhà nước. Khi thực hiện một số thủ tục pháp lý thì không thể thiếu bản vẽ.
- Có bản vẽ mới có thể lên kế hoạch thi công chi tiết cũng như kiểm soát được tiến độ công trình.
- Dựa vào các số liệu, vật liệu, diện tích trong bản vẽ để dự trù được kinh phí, hạn chế được chi phí phát sinh.
Câu 4: Nêu các hình biểu diễn của bản vẽ nhà.
Trả lời:
- Mặt đứng: là hình chiếu đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.
- Mặt bằng: là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua các cửa sổ; thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng,... Nếu nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng.
- Mặt cắt: là hình cắt của ngôi nhà khu dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh. Mặt cắt thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Đọc bản vẽ nhà ở hình dưới đây
Trả lời:
- Khung tên
Tên gọi ngôi nhà: Nhà mái bằng 1 tầng.
Tỉ lệ bản vẽ: 1:5
Nơi thiết kế: Công ty xây dựng dân dụng
- Hình biểu diễn
Tên gọi các hình biểu diễn của ngôi nhà: Mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt.
Vị trí đặt các hình biểu diễn:
Mặt đứng ở vị trí hình chiếu đứng.
Mặt bằng ở vị trí hình chiếu bằng.
Mặt cắt ở vị trí hình chiếu cạnh.
- Kích thước
Kích thước chung của ngôi nhà: 13800 x 7800 x 450
Kích thước của từng phòng:
Phòng khách: 5700 x 3600 mm
Phòng ngủ 1: 4650 x 4000 mm
Phòng ngủ 2: 4650 x 4000 mm
Bếp + phòng ăn: 5100 x 3600 mm
Phòng vệ sinh: 3300 x 1500 mm
Hiên nhà: 7800 x 1600 mm
Sân nhà: 7800 x 1400 mm
Kích thước của từng loại cửa:
Cửa đi đơn 4 cánh: 2200 x 1600 mm
Cửa đi đơn 1 cánh (phòng ngủ): 800 mm
Cửa đi đơn 1 cánh (phòng vệ sinh): 700 x 650 mm
Cửa sổ đi đơn 2 cánh: 1300 mm
Cửa sổ đi đơn 2 cánh (nhà vệ sinh): 600 mm
- Các bộ phận chính của ngôi nhà
Số phòng: 5 phòng
Số lượng của đi, cửa sổ: cửa đi: 5 cái, cửa sổ: 5 cái
Loại cửa được sử dụng: cửa đi đơn 4 cánh, cửa đi đơn 1 cánh, cửa sổ đi đơn 2 cánh.
Câu 2: Mặt bằng và mặt cắt của bản vẽ nhà có các mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào?
Trả lời:
- Mặt bằng có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nền nhà.
- Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu chiếu đứng hoặc chiếu cạnh.
Câu 3: Em hãy cho biết những hạn chế khi xây dựng không có bản vẽ nhà là gì?
Trả lời:
Việc không có bản vẽ nhà không những làm tăng thêm rủi ro trong quá trình xây dựng mà còn khiến cho nhiều công trình thi công không đạt chuẩn về kỹ thuật. Bên cạnh đó, còn có một số hạn chế khác như:
- Phát sinh nhiều chi phí vì không có kế hoạch xây dựng cụ thể khiến người chủ không thể lường trước được.
- Không có bản vẽ thì việc xây dựng sẽ mất khá nhiều thời gian bởi gia chủ cũng như đội ngũ thi công không biết rõ ngôi nhà mình mong muốn sẽ như thế nào. Một số trường hợp khi xây lên không chuẩn phải đập đi xây lại.
- Trong xây dựng, bản vẽ chính là cơ sở để 2 bên thỏa thuận cũng như điều chỉnh thiết kế. Vì vậy nếu không có bản vẽ thì sẽ không có cơ sở để thỏa thuận, khó tránh khỏi những trường hợp phát sinh nếu có vấn đề cần giải quyết.
- Một số nhà thầu sẽ không nhận thi công nếu không có bản vẽ thiết kế sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc tìm nhà thầu uy tín.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Đọc bản vẽ dưới đây.
Trả lời:
Trình tự đọc | Nội dung cần tìm hiểu | Bản vẽ vòng đai |
1. Khung tên | - Tên gọi chi tiết - Vật liệu - Tỉ lệ | - Vòng đai - Thép - 1:2 |
2. Hình biểu diễn | - Tên gọi hình chiếu - Vị trí hình cắt | - Hình chiếu bằng - Hình cắt ở hình chiếu đứng |
3. Kích thước | - Kích thước chung của chi tiết - Kích thước các phần chi tiết | - Chiều dài 140, chiều rộng 50, R39 - Bán kính vòng trong R25 - Chiều dày 10 - Khoảng cách 2 lỗ 110 - Đường kính 2 lỗ Φ 12 |
4. Yêu cầu kĩ thuật | - Gia công - Xử lý bề mặt | - Làm từ cạnh - Mạ kẽm |
5. Tổng hợp | - Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết - Công dụng của chi tiết | - Phần giữa chi tiết là nửa hình ống trụ, hai bên hình hộp chữ nhật có lỗ tròn - Dùng để ghép nối chi tiết hình trụ với các chi tiết khác |
Câu 2: Đọc bản vẽ dưới đây.
Trả lời:
Trình tự đọc | Nội dung cần tìm hiểu | Bản vẽ vòng đai |
1. Khung tên | - Tên gọi chi tiết - Tỉ lệ | - Bộ ròng rọc - 1:2 |
2. Bảng kê | - Tên gọi hình chiếu | - Giá (1) - Móc treo (1) - Trục (1) - Bánh ròng rọc (1) |
3. Hình biểu diễn | - Tên gọi hình chiếu, hình cắt (1) | - Hình chiếu cạnh - Hình chiếu đứng có cắt cục bộ |
4. Kích thước | - Kích thước chung - Kích thước chi tiết | - Chiều cao 100 - Chiều rộng 40 - Chiều dài 75 - Bánh ròng rọc có đường kính rãnh Φ 60 |
5. Phân tích chi tiét | - Vị trí của các chi tiết | - Tô màu cho các chi tiết |
6. Tổng hợp | - Trình tự tháo, lắp - Công dụng của sản phẩm | - Tháo cụm chi tiết 2-1 sau đó tháo cụm 3-4 và tháo từng chi tiết ra - Lắp cụm 3-4 sau đó lắp cụm 1-2 - Nâng vật lên cao dễ dàng hơn |
Câu 3: Đọc bản vẽ dưới đây.
Trả lời:
Trình tự đọc | Nội dung cần tìm hiểu | Bản vẽ nhà ở |
1. Khung tên | - Tên gọi ngôi nhà - Tỉ lệ bản vẽ | - Nhà ở - 1:100 |
2. Hình biểu diễn | - Tên gọi hình chiếu - Tên gọi mặt cắt | - Mặt đứng - Mặt cắt A-A, mặt bằng |
3. Kích thước | - Kích thước chung - Kích thước từng bộ phận | - 10200, 6000, 5900 - Phòng sinh hoạt chung: 3000x4500 - Phòng ngủ: 3000x3000 - Hiên: 1500x3000 - Khu (bếp, tắm, xí): 3000x3000 - Nền: 800 - Tường: 2900 - Mái cao: 2200 |
4. Các bộ phận | - Số phòng - Số cửa đi và cửa sổ - Các bộ phận khác | - 3 phòng - 3 cửa đi và 9 cửa sổ đơn - Hiên có lan can và khu phụ |
=> Giáo án Công nghệ 8 cánh diều Bài 5: Bản vẽ nhà