Câu hỏi tự luận Công nghệ 8 cánh diều bài 2: Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 8 Cánh diều bài 2: Hình chiếu vuoogn góc của khối hình học cơ bản, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 8 Cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: VẼ KĨ THUẬTBÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA KHỐI HÌNH HỌC CƠ BẢN
(23 câu)
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Nêu khái niệm hình chiếu vật thể.
Trả lời:
Hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng các phép chiếu. Tùy theo đặc điểm các tia chiếu mà có các phép chiếu khác nhau.
Hình chiếu là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng hình chiều
Câu 2: Em hãy nêu tên gọi các mặt phẳng hình chiếu.
Trả lời:
Tên gọi các mặt phẳng hình chiếu như sau:
- Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng.
- Mặt phẳng nằm ngang gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng.
- Mặt phẳng cạnh bên phải gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh.
Câu 3: Em hãy cho biết khối đa diện là gì? Nêu đặc điểm của một số khối đa diện thường gặp.
Trả lời:
Khối đa diện là hình không gian được bao bởi các mặt là các đa giác.
Một số khối đa diện thường gặp là
- Khối hộp chữ nhật có mặt đáy và các mặt bên là hình chữ nhật
- Khối lăng trụ tam giác đều có mặt đáy là hai đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là hình chữ nhật
- Khối chóp tứ giác đều có mặt đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân có chung đỉnh
Câu 4: Nêu công dụng của phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm.
Trả lời:
Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều, bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.
Câu 5: Các hình chiếu nhận được trên các mặt phẳng hình chiếu tương ứng với các hướng chiếu như thế nào?
Trả lời:
Các hình chiếu nhận được trên các mặt phẳng hình chiếu tương ứng với các hướng chiếu như:
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.
Câu 6: Khối quay trong được tạo ra như thế nào?
Trả lời:
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một cạnh cố định (trục quay) của hình. Các khối tròn xoay thường gặp là hình trụ, hình nón, hình cầu.
Câu 7: Cho biết hình dạng phẳng của hình trụ, hình nón và hình cầu.
Trả lời:
- Hình trụ có hình phẳng là hình chữ nhật.
- Hình nón có hình phẳng là tam giác vuông.
- Hình cầu có hình phẳng là cung tròn.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Em hãy nhận xét bóng của cột cờ khác nhau như thế nào khi Mặt Trời chiếu vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều?
Trả lời:
Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.
Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.
Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.
Câu 2: Em hãy quan sát hình dưới đây và cho biết tia chiếu ở các phép chiếu khác nhau như thế nào?
Trả lời:
- a) Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu kéo dài đồng quy tại tâm chiếu.
- b) Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song với nhau.
- c) Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt phảng hình chiếu.
Câu 3: Vì sao phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?
Trả lời:
Phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng vì khi lập bản vẽ, người ta dễ thể hiện các hình chiếu trên mặt phẳng giấy.
Câu 4: Quan sát hình dưới đây và cho biết h và d thể hiện kích thước nào của vật thể?
Trả lời:
Phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng vì khi lập bản vẽ, người ta dễ thể hiện các hình chiếu trên mặt phẳng giấy.
Câu 5: Nét đứt mảnh trên hình chiếu B thể hiện cạnh nào của vật thể?
Trả lời:
Nét đứt mảnh trên hình chiếu B (Hình 2.4) thể hiện cạnh không nhìn thấy của vật thể.
Câu 6: Trình bày phương pháp chiếu góc thứ nhất.
Trả lời:
- Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:
+ A: hình chiếu đứng.
+ B: hình chiếu cạnh.
+ C: hình chiếu cạnh.
- Đường biểu diễn:
+ Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm.
+ Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt).
+ Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh.
Câu 7: Trình bày phương pháp chiếu góc thứ ba.
Trả lời:
- Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:
+ A: hình chiếu đứng.
+ B: hình chiếu cạnh.
+ C: hình chiếu cạnh.
- Đường biểu diễn:
+ Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm.
+ Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh (nét đứt).
+ Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Quan sát hình vẽ dưới đây và đọc tên các hình chiếu theo hướng chiếu tương ứng.
Trả lời:
- Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng).
- Hình chiếu B: Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng).
- Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh).
Câu 2: Quan sát hình vẽ dưới đây và cho biết: Làm thế nào để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể?
Trả lời:
Để nhận được hình chiếu vuông góc của vật thể ta cần đặt vật thể trong không gian được tạo bởi ba mặt phẳng hình chiếu vuông góc với nhau từng đôi một (MPHC đứng, MPHC bằng, MPHC cạnh) rồi lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo các hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải để nhận được các hình chiếu:
- Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (Hình chiếu đứng).
- Hình chiếu B: Hình chiếu từ trên (Hình chiếu bằng).
- Hình chiếu C: Hình chiếu từ trái (Hình chiếu cạnh).
Câu 3: Nhìn hình vẽ dưới đây và cho biết chúng là phép chiếu nào?
Trả lời:
Theo thứ tự từ lần lượt trái sang phải là: phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm.
Câu 4: Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, c và các hình chiếu 1, 2, 3 như hình dưới đây. Hãy đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.
Hướng chiếu Hình chiếu | A | B | C |
1 | |||
2 | |||
3 |
Trả lời:
Hướng chiếu Hình chiếu | A | B | C |
1 |
| X |
|
2 |
|
| X |
3 | X |
|
|
Câu 5: Trình bày vị trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ ba.
Trả lời:
Chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ:
- Xoay P2 lên trên một góc 90o.
- Xoay P3 sang trái một góc 90o.
- Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên bề mặt phẳng bản vẽ.
Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:
- Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A.
- Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên trái hình chiếu đứng A.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Quan sát hình dưới đây và cho biết
- Các hình chiếu của khối lăng trụ tam giác đều là hình gì?
- Kích thước của hình chiếu cạnh.
Trả lời:
- Hình chiếu đứng: hình chữ nhật.
- Hình chiếu bằng: hình tam giác.
- Hình chiếu cạnh: hình chữ nhật.
- Kích thước của hình chiếu cạnh: a x h.
Câu 2: Nhìn hình dưới đây và gọi tên các hình chiếu tương ứng.
Trả lời:
- Hình 1: hình chiếu cạnh.
- Hình 2: hình chiếu đứng.
- Hình 3: hình chiếu bằng.
Câu 3: Vẽ các hình chiếu của khối chóp tứ giác đều Hình 2.6c với kích thước a = 60 mm, h = 100 mm.
Trả lời:
Câu 4: Trình bày vị trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.
Trả lời:
Chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ, ta sẽ phải xoay P2 và P3 về cùng mặt phẳng với P1 bằng cách:
- Xoay P2 xuống phía dưới một góc 90o.
- Xoay P3 sang phải một góc 90o.
- Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên bề mặt phẳng bản vẽ.
Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:
- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A.
- Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A.
=> Giáo án Công nghệ 8 cánh diều Bài 2: Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản