Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 25. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
(18 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Nêu vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?
Trả lời:
Vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản động và trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, bao gồm:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm và lâm sản cho nhu cầu xã hội cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp; sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước.
- Tạo việc làm và thu nhập cho người dân
- Góp phần khai thác tốt các điều kiện sẵn có về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở mỗi vùng, quốc gia.
- Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Câu 2: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có những đặc điểm nào?
Trả lời:
Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Đối tượng của sản xuất là những cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi).
- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.
- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.
Câu 3: Những nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản?
Trả lời:
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, điều kiện thời tiết và sinh vật); điều kiện kinh tế - xã hội.
Câu 4: Các nhân tố tự nhiên tác động như thế nào tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản?
Trả lời:
*Ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố:
- Vị trí địa lí:
+ Quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
+ Trao đổi nông sản, thu hút vốn đầu tư, khoa học - công nghệ,...
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất trồng: Quy mô, phương hướng sản xuất, cơ cấu, mức độ thâm canh, năng sự phân bố của cây trồng. suát I và
+ Khí hậu và nguồn nước: Tác động đến cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi; mùa vụ, khả năng xem canh, tăng vụ; sự phân bố nông nghiệp; tạo mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, phù sa, nước tưới,...
+ Sinh vật: Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở thức ăn, môi trường, sản xuất,...
Câu 5: Trình bày ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản?
Trả lời:
*Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố:
+ Dân cư, lao động: Là lực lượng sản xuất trực tiếp, nguồn tiêu thụ sản phẩm.
+ Khoa học - công nghệ: Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...
+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật: Thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp; tăng cường liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.
+ Chính sách phát triển nông nghiệp, vốn đầu tư và thị trường: tác động đến phương hướng sản xuất, cơ cấu ngành, quy mô sản xuất; xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Đặc điểm nào của ngành nông nghiệp là quan trọng nhất? Tại sao?
Trả lời:
* Đặc điểm quan trọng nhất: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế, vì:
- Là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.
- Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai.
- Độ phì của đất quyết định năng suất cây trồng.
- Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.
Câu 2: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, nông nghiệp có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia
- Cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người; thức ăn cho chăn nuôi - nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, tạo mặt hàng xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân; cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội.
Câu 3: Đất đai, khí hậu, tiến bộ khoa học – kĩ thuật và thị trường có tác động như thế nào đến sự phân bố nông nghiệp?
Trả lời:
- Đất đai: Quỹ đất, tính chất và độ phi của đất tác động trực tiếp đến phân bố cây trồng, vật nuôi; đồng thời thông qua tác động đến quy mô, cơ cấu, năng suất ảnh hưởng đến phân bố nông nghiệp
- Khi hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố nông nghiệp; đồng thời thông qua tác động đến việc xác đỉnh cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: Tác động đến sự phân bố nông nghiệp thông qua việc:
+ Hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên.
+ Chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, mở rộng khả năng phân bố của sản xuất nông nghiệp.
- Thị trường: Tác động mạnh mẽ đến phân bố sản xuất nông nghiệp (thông qua giá cả nông sản, quy mô tiêu thụ....).
Câu 4: Tiến bộ khoa học kĩ thuật và thị trường có tác động như thế nào tới sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật:
+ Áp dụng cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá và công nghệ sinh học.
+ Chủ động hơn trong sản xuất; nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Thị trường:
+ Tác động mạnh mẽ đến giá cả nông sản, quy mô tiêu thụ, ...
+ Góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; điều tiết sự hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp, ...
Câu 5: Vẽ sơ đồ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: So sánh điểm khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa hiện đại?
Trả lời:
Nông nghiệp cổ truyền | Nông nghiệp hàng hóa hiện đại |
- Sản xuất nhỏ, manh mún. | – Sản xuất quy mô lớn. |
- Công cụ thủ công, chủ yếu là sức người, gia súc. | - Sử dụng máy móc, công nghệ mới (trước, trong và sau thu hoạch). |
- Sử dụng ít phân bón, thuốc trừ sâu, chuyên môn hóa thấp. | – Sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu. |
- Mỗi địa phương có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm, phần lớn để phục vụ tại chỗ. | – Chuyên môn hóa ngày càng cao, hình thành các vùng nông nghiệp hàng hóa. |
- Chưa gắn nhiều với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. | – Gắn chặt với công nghiệp chế biến và có sự hỗ trợ mạnh mẽ của dịch vụ nông nghiệp. |
- Mục đích chính là tạo ra nhiều sản phẩm để tự cung tự cấp. | – Chuyên môn hóa ngày càng cao, hình thành các vùng nông nghiệp hàng hóa. Chú ý nhiều hơn đến lợi nhuận tính trên đơn vị đất đai, đồng vốn và ngày công lao động |
- Phổ biến ở các vùng nông nghiệp khó khăn, xa đường giao thông và thị trường tiêu thụ. | - Phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, gần các trục giao thông, gần các thành phố lán. |
Câu 2: Làm thế nào để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa?
Trả lời
- Phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. Bởi vì khi đó thì vấn đề bố trí cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, nước, khí hậu,...) cũng như điều kiện tự nhiên của vùng. Trên cơ sở đó sẽ tận dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội của vùng. Vìvậy nâng cao được năng suất sản xuất.
Câu 3: Để phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, ta cần thực hiện những biện pháp nào?
Trả lời
- Đẩy mạnh khâu chế biến vì:
+ Tăng giá trị nông sản.
+ Tăng thời gian sử dụng nông phẩm.
+ Hạn chế nông phẩm bị hao hụt.
Câu 4: Cần thực hiện những biện pháp gì để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
Biện pháp khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp:
+ Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ).
+ Phát triển ngành nghề dịch vụ.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Tại sao nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển được xem là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa?
Trả lời:
Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ:
- Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển, nông nghiệp là nguồn thu ngoại tệ cung cấp nguồn vốn cho công nghiệp hóa hoặc có thể trao đổi lấy máy móc, trang thiết bị.
- Là thị trường tiêu thụ của công nghiệp: Ở hầu hết các nước đang phát triển, các sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ ở thị trưởng trong nước chủ yếu và trước hết là thị trường nông nghiệp, nông thôn.
- Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa.
Câu 2: Phân tích câu tục ngữ về hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”?
Trả lời:
- Nội dung của câu tục ngữ này nói về sự ảnh hưởng và vai trò của các nhân tố: nguồn nước, phân bón, sự cần cù lao động của con người, giống cây trồng và vật nuôi đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Theo câu tục ngữ thì vai trò, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó rất khác nhau:
+ Nguồn nước là nhân tố tự nhiên, được coi là quan trọng số một.
+ Phân bón – nhân tố cơ sở vật chất kĩ thuật đứng thứ hai sau nguồn nước.
+ Sự cần cù lao động của con người – nhân tố dân cư và nguồn lao động rất quan trọng nhưng chỉ đứng thứ ba.
+ Giống cây trồng và vật nuôi – sự tiến bộ của khoa học và kĩ thuật là nhân tố đóng vai trò quyết định năng suất và sản lượng cao hay thấp lại chỉ đứng thứ tư, được coi là nhân tố ít ảnh hưởng nhất.
- Năng suất, sản lượng và sự phân bố của nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước và sự cần cù lao động (công chăm sóc) của con người.
Câu 3: Chứng minh rằng không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
Hiện nay cũng như sau này không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp, vì:
- Nông nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong giai đoạn đầu của lịch sử phát triển của xã hội loài người.
- Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, giải quyết việc làm.
- Việc đảm bảo an ninh lương thực góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia.
- Cho đến nay, chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu, cũng không thể thay thế được sản xuất nông nghiệp.
Câu 4: Chứng minh rằng “Nông nghiệp phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các ngành kinh tế”?
Trả lời:
Nền kinh tế của bất kì quốc gia nào cũng cần phát triển các ngành kinh tế cơ bản, những ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như công nghiệp, nông nghiệp lại càng phải tái sản xuất mở rộng cho riêng ngành mình và cho các ngành kinh tế quốc dân khác. Khi nền nông nghiệp phát triển mạnh thì chính nó là cơ sở mở rộng tái sản xuất cho các ngành kinh tế quốc dân khác, nó có khả năng thúc đẩy mọi ngành sản xuất vì nó tập trung vào mấy vấn đề:
- Cung cấp nguồn lao động dư thừa lấy ra từ nông nghiệp cho các ngành khác, tạo ra sự phân công lao động mới cho các ngành một cách hợp lí hơn.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển sẽ tạo đòn bẩy kinh tế cho các ngành kinh tế khác.
Sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng cho phép cải thiện khẩu phần ăn uống của xã hội, đặc biệt tăng về chất lượng bữa ăn.
- Tổ chức sản xuất lớn, kĩ thuật và biện pháp thâm canh trên các vùng chuyên canh lớn đảm bảo lương thực, thực phẩm nâng cao đời sống xã hội và có sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.