Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 30: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

(24 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm, vai trò của công nghiệp khai thác than?

Trả lời: 

* Vai trò của công nghiệp khai thác than:

- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

* Đặc điểm của công nghiệp khai thác than:

- Công nghiệp khai thác than xuất hiện từ rất sớm. 

- Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.

Câu 2: Trình bày đặc điểm, vai trò của công nghiệp khai thác dầu khí?

Trả lời: 

- Vai trò của công nghiệp khai thác dầu khí:

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng trong sản xuất và đời sống.

+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.

+ Là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

.- Đặc điểm của công nghiệp khai thác dầu khí:

+ Công nghiệp khai thác dầu khí xuất hiện sau công nghiệp khai thác than. 

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu để sử dụng

- Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.

Câu 3: Trình bày vai trò và đặc điểm của khai thác quặng kim loại?

Trả lời: 

Vai trò: công nghiệp khai thác quặng kim loại cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim. Đây còn là nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

Đặc điểm: công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng. Tuy nhiên, việc khai thác tập trung ở một số loại quặng như: bô-xít, đồng, sắt, vàng,... Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất, nước.

Câu 4: Trình bày vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp điện lực?

Trả lời: 

Vai trò: công nghiệp điện lực là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế là nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại cũng như góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các quốc gia. Sự phát triển của ngành công nghiệp điện lực còn góp phần nâng cao đời sống văn hoá, củng cố an ninh quốc phòng.

Đặc điểm: cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn 1990 – 2020 điện sản xuất từ than, thuỷ điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có Xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.

Câu 5: Phân tích vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học?

Trả lời: 

Vai trò: công nghiệp điện tử – tin học có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan toả mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Các sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển của công nghiệp điện tử – tin học thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao, làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

Đặc điểm: công nghiệp điện tử – tin học là ngành công nghiệp trẻ phát triển rất nhanh từ năm 1990 trở lại đây. Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học khá đa dạng, như các linh kiện điện tử máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính; thiết bị truyền thông; sản phẩm điện tử dân dụng; thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; thiết bị và dụng cụ quang học;... Đây là ngành công nghiệp yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

Câu 6: Phân tích đặc điểm, vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

Trả lời: 

Vai trò: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân. Nhiều sản phẩm của ngành là mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Sự phát triển của ngành góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Đặc điểm: cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng: dệt – may, da giày, giấy – in, văn phòng phẩm,... Vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản hơn các ngành công nghiệp khác, thời gian sản xuất ngắn. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành thường gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Câu 7: Phân tích đặc điểm và vai trò của công nghiệp thực phẩm?

Trả lời: 

Vai trò: công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người; góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, thuỷ sản; là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác. Đồng thời, công nghiệp thực phẩm cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia. Sự phát triển của ngành góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Đặc điểm: công nghiệp thực phẩm có cơ cấu ngành đa dạng, như: chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, mỡ động, thực vật; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; xay xát và sản xuất bột;... Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh. Hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. Việc phát triển công nghiệp thực phẩm tác động đến nguồn nước, lượng chất thải lớn nên đòi hỏi phải có hệ thống xử lí.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Quan sát biểu đồ dưới đây và trình bày sự phân bố của công nghiệp khai thác than?

Trả lời: 

Sản lượng than khai thác toàn thế giới nhìn chung vẫn tiếp tục gia tăng, từ 4,7 tỉ tấn (năm 1990) lên 7,7 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc than gây tác động lớn đến | gia sản xuất than lớn hiện nay là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,...

Câu 2: Quan sát biểu đồ dưới đây và trình bày sự phân bố của công nghiệp khai thác dầu khí?

Trả lời: 

- Sản lượng dầu khai thác toàn thế giới nhìn chung có sự gia tăng, từ 3,1 tỉ tấn (năm 1990) lên 4,1 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ả-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc (Iraq),..

- Sản lượng khí tự nhiên khai thác vẫn tiếp tục gia tăng, từ 1 969,7 tỉ mỉ (năm 1990) lên 3 853,7 tỉ mỉ (năm 2020). Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-an, Trung Quốc...

Câu 3: Công nghiệp kha thác quặng kim loại phân bố như thế nào?

Trả lời: 

Phân bố: quặng sắt được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga,... Quặng bô-xít được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê (Guinea), Bra-xin, Ấn Độ,... Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,.... Ngoài ra, các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như CHDC Công-gô (Congo), Pê-ru, Việt Nam,…

Câu 4: Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày sự phân bố của công nghiệp điện lực?

Trả lời: 

Phân bố: sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng. Năm 1990, sản lượng điện toàn thế giới là 11 890 tỉ kWh; năm 2020, sản lượng điện toàn thế giới là 25 865 tỉ kWh. Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên bang Nga, Nhật Bản,... Đây là những quốc gia có nền kinh tế phát triển hoặc dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn.

Câu 5: Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày sự phân bố của công nghiệp điện tử - tin học?

Trả lời: 

Phân bố: công nghiệp điện tử – tin học phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a (Malaysia), Việt Nam,...

Câu 6: Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày sự phân bố của công nghiệp điện tử - tin học?

Trả lời: 

Phân bố công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới. Hiện nay, ngành này phát triển mạnh ở nhiều quốc gia như Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...

Câu 7: Ngành công nghiệp thực phẩm có sự phân bố như thế nào?

Trả lời: 

Phân bố: đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng dầu khí chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay?

Trả lời: 

Dầu khí chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay:

+ Dầu khí có nhiều thuộc tính quý báu: khả năng sinh nhiệt lớn; thuận lợi trong sử dụng, vận chuyển; dễ dàng cơ khí hoá việc nạp nhiên liệu vào động cơ; nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. Sau khi chế biến, dầu khí tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dầu ma-dút... sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất và đời sống.

+ Dầu khí không chỉ là nhiên liệu quan trọng cho sản xuất điện, giao thông vận tải, mà còn là nguyên liệu quý giá cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm,... để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như: thuốc nhuộm, va-dơ-lin, chất sát trùng, các chất thơm, rượu, cao su tổng hợp,...

+Các máy móc và ngành sản xuất cần dầu mỏ phát triển mạnh: động cơ đốt trong, ngành hoá dầu...; nhu cầu dầu mỏ rất lớn.

+ Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới lớn, việc khai thác được đẩy mạnh.

Câu 2: Tại sao than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống? 

Trả lời: 

Than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống:

+ Than được phân ra thành nhiều loại tuỳ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cacbon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn,...

+ Than là nhiên liệu quan trọng cho nhiệt điện, điện khí, luyện kim (sau khi cốc hoá),... là nguyên liệu để sản xuất nhiều hoá phẩm, dược phẩm,...

Câu 3: Tại sao phát triển công nghiệp thực phẩm sẽ góp phần phát triển nông nghiệp? 

Trả lời: 

- Phát triển công nghiệp thực phẩm sẽ góp phần phát triển nông nghiệp, vì:

+ Nguồn nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh là điều kiện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, từ đó thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm làm tăng thêm giá trị của sản phẩm nông nghiệp, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cải thiện đời sống.

Câu 4: Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới?

Trả lời: 

- Cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn uống của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Không cần nhiều vốn đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được đầu tư của Nhà nước

- Có thị trường tiêu thụ lớn, hướng ra xuất khẩu, tích lũy vốn.

- Tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị nông sản, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Tiêu dùng sản phẩm công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển. -

- Có nguồn lao động dồi dào.

Câu 5: Phân tích những tác động của sản xuất nông, lâm, thủy sản tới công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

Trả lời: 

Tác động của sản xuất nông, lâm, thủy sản tới công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: 

Tích cực

Tiêu cực

+ Cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào.

+ Nguyên liệu có ở khắp nơi.

+ Nguồn nguyên liệu thiếu ổn định do sản xuất nông nghiệp bấp bênh, mang tính mùa vụ, chất lượng chưa đảm bảo.

+ Nguồn lao động bổ sung từ ngành nông nghiệp còn hạn chế về tác phong sản xuất và trình độ.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: So sánh điểm khác nhau của luyện kim đen và luyện kim màu?

Trả lời: 

 

Luyện kim đen

Luyện kim màu

Sản phẩm

- Sản xuất ra gang, thép

- Sản xuất ra các kim loại không có sắt: đồng, nhôm,..

Nguyên liệu chủ yếu

- Nguyên liệu chủ yếu là quặng sắt.

- Nguyên liệu là quặng đa kim.

Cơ sở của ngành

- Cơ sở của ngành chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo máy công cụ, chế tạo đầu máy xe lửa, toa xe, tàu thủy, máy nông nghiệp,.. 

- Cơ sở của ngành chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghệ hóa học.

Quy trình

- Quy trình công nghệ gồm một giai đoạn là luyện kim đen,

- Quy trình công nghệ gồm hai giai đoạn: làm giàu quặng và luyện kim màu.

Câu 2: Chứng minh rằng công nghiệp điện lực phát triển rất nhanh, sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa; sản lượng điện của các nước đang phát triển chỉ chiếm một phần nhỏ?

Trả lời: 

- Các nguyên nhân làm cho công nghiệp điện lực trên thế giới phát triển rất nhanh: 

+ Tiến bộ của khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng. 

+ Kinh tế tăng trưởng nhanh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần nhiều điện. 

+ Nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng điện của dân cư.

- Sản xuất điện tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá: 

+ Các nước này có nhiều khả năng để phát triển ngành điện; do đây là ngành đòi hỏi vốn lớn và áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

+ Công nghiệp rất phát triển, nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp rất lớn.

+ Nhu câu điện của dân cư cao do chất lượng cuộc sống cao, đời sống văn hoá — văn minh phát triển. Sản lượng điện của các nước đang phát triển chi chiếm một phần nhỏ bé:

+Các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế về vốn, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

+ Trong cơ cấu nền kinh tế, ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp còn có vị trí nhỏ. Nhiều nước đang tiến hành công nghiệp hoá nhưng sản xuất công nghiệp vẫn còn ở mức thấp, nhu cầu về điện chưa cao.

+ Đời sống của phần đông dân cư còn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ điện còn thấp.

Câu 3: Chứng minh rằng ngành công nghiệp chế tạo máy được xem là quả tim của công nghiệp nặng?

Trả lời: 

Ngành công nghiệp chế tạo máy được xem là quả tim của công nghiệp nặng vì: Máy móc là phương tiện để nâng cao năng suất lao động, nó trang bị công cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế. Máy móc ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp và được coi là chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển các ngành công nghiệp của một quốc gia.

Câu 4: Tại sao công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới?

Trả lời: 

- Ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng khắp thế giới vì sản phẩm của hai ngành này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn, mặc, sinh hoạt của con người nên có thị trường rộng khắp.

- Đặc điểm hai ngành trên phân bố nhiều ở các nước đang phát triển vì các nước này có:

+ Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (lấy từ nông nghiệp).

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn (vì dân số đông).

+ Hai ngành này đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng thu hồi vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này phù hợp với các nước đang phát triển.

Câu 5: Chứng minh tầm quan trọng của công nghiệp điện tử - tin học?

Trả lời:

Công nghiệp điện tử – tin học được coi là ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, vì:

– Các nước muốn đưa xã hội thông tin phát triển lên một trình độ cao mới. 

– Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

– Công nghiệp điện tử – tin học ít gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, nhưng lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và điều này phù hợp với hoàn cảnh của nhiều nước.

– Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học đáp ứng được nhu cầu đa dạng - của sản xuất và đời sống.

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay