Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ (PHẦN 1)

Câu 1: Thế nào là hệ thống định vị toàn cầu?

Trả lời:

GPS là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.

Câu 2: Hệ thống định vị toàn cầu được cấu tạo bởi các bộ phận chính nào?

Trả lời:

Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm ba bộ phận chính:

- Bộ phận không gian  - Bộ phận không gian

- Bộ phận điều khiển mặt đất  - Bộ phận điều khiển mặt đất

- Bộ phận sử dụng - Bộ phận sử dụng

 

Câu 3: Làm thế nào để sử dụng bản đồ một cách hiệu quả?

Trả lời:

Để sử dụng hiệu quả bản đồ chúng ta phải tiến hành:

- Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ. - Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.

- Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu. - Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.

- Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác từng nội dung. - Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác từng nội dung.

Câu 4: Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong những lĩnh vực nào?

Trả lời:

Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để xác định vị trí; tìm đường đi; tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết...

Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay các dự án, quy hoạch phát triển vùng, việc

xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trung tâm công nghiệp, các tuyến đường giao thông hay thiết kế các chương trình du lịch,... người ta đều phải sử dụng bản đồ.

Đối với lĩnh vực quân sự, để xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công,... càng cần phải sử dụng tốt các loại bản đồ.

Câu 5: Các đối tượng địa lí trên bản đồ được biểu hiện bởi những phương pháp nào?

Trả lời:

Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: phương pháp kí hiệu; phương pháp chấm điểm; phương pháp khoanh vùng; phương pháp bản đồ biểu đồ;…

Câu 6: Đối tượng địa lí nào được biểu hiện bởi phương pháp kí hiệu?

Trả lời:

Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những địa điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng,…

 

Câu 7: Các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ có những điểm nào khác nhau?

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ:

 Kí hiệuĐường chuyển độngBản đồ - biểu đồChấm điểmKhoanh vùng
Biểu hiệnThường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản,...Biểu hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của các đối tượng địa líBiểu hiện đặc điểm, số lượng hoặc cơ cấu,... Của một hiện tượng địa lí.Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ (phân điểm dân cư, phân bố cây trồng, phân bỏg súc,..)Biểu hiện các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu nhất đặ vực
Thể hiệnNêu được tên và vị trí của đối tượng; quy mô (sản lượng, năng suất) và chất lượng của đối tượng.Thể hiện các di chuyển của những hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ (ví dụ: hướng gió, dòng biển, luồng di dân,...).Giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ Mỗi điểm chấm có một giá trị (số lượng hoặc khối lượng) nào đó + Thể hiện sự phổ biến của một loại đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các lại đối tượng khi  + Phương pháp này giúp phân biệt được vùng này với vùng khác.
Kí hiệuCó ba dạng chính: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.Các mũi tên với màu sắc, kích thước khác nhauSử dụng các loại biểu đồ khác nhauCác chấm điểm có kích thước khác nhauSử dụng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên vào vùng đó

Câu 8: Làm thế nào để xác định vị trí trên bản đồ?

Trả lời:

Việc xác định vị trí địa lí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến, từ đó xác định được tọa độ địa lí và chỉ ra vị trí. Đối với các bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào hệ thống định vị toàn cầu.

 

Câu 9: Trình bày đặc điểm của bản đồ số?

Trả lời:

+ Mỗi bản đồ số có một hệ quy chiếu nhất định, thường là hệ quy chiếu phẳng. Các thông tin không gian được tính toán và thể hiện trong hệ quy chiếu đã chọn. + Mỗi bản đồ số có một hệ quy chiếu nhất định, thường là hệ quy chiếu phẳng. Các thông tin không gian được tính toán và thể hiện trong hệ quy chiếu đã chọn.

+ Mức độ đầy đủ các thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu. + Mức độ đầy đủ các thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu.

+ Bản đồ không cần định hình phẳng bằng đồ họa, thực chất là tập hợp có tổ chức các dữ liệu trong một hệ quy chiếu, không có tỷ lệ như bản đồ thông thường. + Bản đồ không cần định hình phẳng bằng đồ họa, thực chất là tập hợp có tổ chức các dữ liệu trong một hệ quy chiếu, không có tỷ lệ như bản đồ thông thường.

+ Hệ thống ký hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thông thường đã số hóa. Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc in ra giấy. + Hệ thống ký hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thông thường đã số hóa. Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc in ra giấy.

+ Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu, không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa. + Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu, không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.

Câu 10: Bản đồ số có điểm gì khác biệt so với bản đồ truyền thống?

Trả lời:

So với bản đồ truyền thống, bản đồ số linh hoạt hơn nhờ thông tin thường xuyên được cập nhật và hiệu chính, đa dạng ứng dụng, có thể in ra các tỉ lệ khác nhau, có thể sửa đổi, cập nhật các kí hiệu, tách lớp và chồng xếp thông tin bản đồ, cho phép phân tích, tạo thành một dạng bản đồ mới,....

 

Câu 11: Những lĩnh vực thực tế ứng dụng GPS và bản đồ số như thế nào?

Trả lời:

- Giao thông: xác định vị trí phương tiện, quản lí điểm đi điểm đến, tốc độ của phương tiện; tính giá cước vận tải, theo dõi tuyến đường và điều phối đội xe nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động,… - Giao thông: xác định vị trí phương tiện, quản lí điểm đi điểm đến, tốc độ của phương tiện; tính giá cước vận tải, theo dõi tuyến đường và điều phối đội xe nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động,…

- Nông nghiệp: Tích hợp GPS vào công cụ làm nông nghiệp có thể theo dõi mùa vụ, thời gian thu hoạch,… - Nông nghiệp: Tích hợp GPS vào công cụ làm nông nghiệp có thể theo dõi mùa vụ, thời gian thu hoạch,…

- Môi trường: giám sát Trái Đất, theo dõi quỹ đạo của bão, quản lí động vật hoang dã, thực vật quý hiếm;… - Môi trường: giám sát Trái Đất, theo dõi quỹ đạo của bão, quản lí động vật hoang dã, thực vật quý hiếm;…

- Du lịch: Định hướng khi bị lạc hoặc tìm kiếm các dịch vụ tiện ích ở một địa phương mới của người đi du lịch,… - Du lịch: Định hướng khi bị lạc hoặc tìm kiếm các dịch vụ tiện ích ở một địa phương mới của người đi du lịch,…

- Đời sống: GPS được ứng dụng trong các hoạt động thể thao như đạp xe, đi bộ đường dài, dù lượn,…; tích hợp các thiết bị mang trên người trẻ em hoặc người mắc các bệnh về thần kinh để theo dõi và đảm bảo an toàn,… - Đời sống: GPS được ứng dụng trong các hoạt động thể thao như đạp xe, đi bộ đường dài, dù lượn,…; tích hợp các thiết bị mang trên người trẻ em hoặc người mắc các bệnh về thần kinh để theo dõi và đảm bảo an toàn,…

Câu 12: Đối tượng địa lí nào được biểu hiện bởi phương pháp bản đồ - biểu đồ?

Trả lời:

Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, đồng thời còn thể hiện được sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian bằng cách dùng các dạng biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ tương ứng.

 

Câu 13: Để thể hiện sản lượng thủy sản trong một năm của một địa phương trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào?

Trả lời:

Ta nên sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ để thể hiện sản lượng thủy sản trong một năm của một địa phương trên bản đồ.

Câu 14: Trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống?

Trả lời:

Cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống:

Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.

Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.

Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.

Câu 15: Để thể hiện sự phân bố của các nhà máy nhiệt điện và thủy điện của nước ta trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào?

Trả lời:

Ta nên sử dụng phương pháp kí hiệu để thể hiện sự phân bố của các nhà máy nhiệt điện và thủy điện của nước ta trên bản đồ.

Câu 16: Để thể hiện sự chuyển động của các dòng biển nóng lạnh ở các đại dương trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào?

Trả lời:

Ta nên sử dụng phương pháp đường chuyển động để thể hiện sự chuyển động của các dòng biển nóng lạnh ở các đại dương trên bản đồ.

Câu 17: Nêu cách sử dụng bản đồ cho một số hoạt động thường gặp trong đời sống hằng ngày?

Trả lời:

Cách sử dụng bản đồ cho một số hoạt động thường gặp trong đời sống hằng ngày:

1. Xác định vị trí

2. Tìm đường đi

3. Tính khoảng cách địa lí

Câu 18: Phân tích những ý nghĩa của GPS và bản đồ số trong đời sống?

Trả lời:

- Hệ thống xác định vị trí của bất kỳ đối tượng nào trên bề mặt Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh - Hệ thống xác định vị trí của bất kỳ đối tượng nào trên bề mặt Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh

- GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng - GPS và bản đồ số dùng để dẫn đường, quản lí và điều hành sự di chuyển của các đối tượng có gắn thiết bị định vị với các chức năng

- GPS và bản đồ số dùng để tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hoá kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực.... - GPS và bản đồ số dùng để tìm người, thiết bị đã mất hay để đánh dấu địa điểm khi chụp ảnh cũng như tối ưu hoá kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực....

- GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong giao thông vận tải, trong đo đạc khảo sát và thi công công trình, trong quân sự, trong khí tượng và giám sát Trái Đất,… - GPS và bản đồ số được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong giao thông vận tải, trong đo đạc khảo sát và thi công công trình, trong quân sự, trong khí tượng và giám sát Trái Đất,…

 

Câu 19: Để thể hiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm ở một vùng lãnh thổ trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào?

Trả lời:

Ta nên sử dụng phương pháp chấm điểm để thể hiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm ở một vùng lãnh thổ.

Câu 20: Phép chiếu hình nón đứng thường được sử dụng để vẽ những phần lãnh thổ có đặc điểm nào?

Trả lời:

Phép chiếu hình nón đứng thường được sử dụng để vẽ những phần lãnh thổ có đặc điểm nằm ở vĩ độ trung bình, kéo dài theo chiều Đông – Tây.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay