Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 9: Đô thị hoá
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Đô thị hoá. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 CTST.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 9: ĐÔ THỊ HÓA
(10 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Nêu lịch sử hình thành đô thị hóa ở Việt Nam?
Trả lời:
- Đô thị đầu tiên của nước ta – Thành Cổ Loa được hình thành vào thế kỉ III trước Công nguyên. Cho đến thế kỉ XIX, số lượng đô thị nước ta rất ít, chủ yếu phân bố ở khu vực ven sông, ven biển với chức năng chính là hành chính, kinh tế (Hoa Lư, Thăng Long,...). Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được hình thành và phát triển với chức năng hành chính, kinh tế, quân sự (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn,...).
- Giai đoạn 1975 – 1986, quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm. Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đô thị nước ta phát triển mạnh với nhiều chức năng khác nhau, kết cấu hạ tầng ngày -càng đồng bộ, hiện đại; phát triển đô thị gắn với các hành lang kinh tế, hình thành các vùng đô thị và đô thị thông minh.
Câu 2: Nêu đặc điểm tỉ lệ dân thành thị và quy mô đô thị nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Đô thị của nước ta có chức năng gì?
Trả lời:
Câu 4: Em hãy cho biết tình hình lối sống đô thị nước ta?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Phân tích đặc điểm phân bố mạng lưới đô thị nước ta?
Trả lời:
- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp nước ta. Căn cứ vào các tiêu chí như chức năng, trình độ phát triển, quy mô dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp,... đô thị nước ta được phân thành 6 loại: đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), đô thị loại I, II, III, IV, V
- Căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có đô thị trực thuộc trung ương, đô thị trực thuộc tỉnh và đô thị trực thuộc huyện. Đến năm 2021, nước ta có 5 đô thị trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Câu 3: Em hãy phân tích nguyên nhân vì sao phần lớn đô thị vừa và lớn của nước ta đều tập trung ở khu vực đồng bằng và ven biển?
Trả lời:
Câu 4: Trình bày sự khác nhau về phân bố mạng lưới đô thị ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (1 CÂU)
Câu 1: Chứng minh tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn?
Trả lời:
Đô thị hóa có các tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta:
- Tích cực:
+ Cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho nông thôn, là thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở nông thôn.
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn sang hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đa dạng ngành nghề sản xuất và dịch vụ.
+ Thu hút lao động nông thôn, tạo việc làm,tăng thu nhập; làm thay đổi cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, nghề nghiệp.
+ Lan tỏa lối sống văn minh, hiện đại về nông thôn.
- Tiêu cực:
+ Làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do mở rộng không gian đô thị.
+ Ảnh hưởng đến sự thiếu hụt lao động chất lượng cao ở nông thôn do bị hút vào các đô thị.
+ Gây áp lực lên văn hóa và đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Tại sao nói mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đều giữa các vùng?
Trả lời:
- Đô thị hóa có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chịu sự tác động của công nghiệp hóa nói riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các vùng trong nước khác nhau, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình hình phát triển công nghiệp và dịch vụ giữa các vùng lãnh thổ nước ta có khác nhau dẫn đến đặc điểm mạng lưới đô thị cũng khác nhau.
- Những vùng có kinh tế phát triển (ví dụ : Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,...) , hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển thì quá trình đô thị hóa phát triển với mạng lưới đô thị tập trung, quy mô lớn, chức năng của đô thị đa dạng, nhiều đô thị là trung tâm công nghiệp, dịch vụ,...
- Các vùng có kinh tế phát triển hạn chế, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, mạng lưới đô thị còn thưa thớt, chủ yếu là các đô thị nhỏ.
---------------------------------
-------------- Còn tiếp ---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 9: Đô thị hoá