Tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo cho Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 12. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
(10 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Trình bày đặc điệm vị trí địa lí của nước ta?
Trả lời:
- Việt Nam nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á; phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía tây tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia (Cambodia).
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
- Trên phạm vi lãnh thổ có kinh tuyến 105°Đ chạy qua nên phần lớn lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ thứ 7.
- Trên biển, lãnh thổ của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50′B và từ khoảng kinh độ 101°Đ đến khoảng 117°20′Đ tại Biển Đông.
- Việt Nam nằm ở vị trí liền kề của các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất; giữa các luồng di lưu của nhiều loài sinh vật; nằm ở vị trí trung chuyển của các tuyến đường biển, đường hàng không quốc tế và trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới.
Câu 2: Trình bày các điểm cực, xác định phạm vi lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam?
Trả lời:
Câu 3: Nêu đặc điểm phạm vi lãnh thổ của nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Nêu đặc điểm các vùng biển Việt Nam?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Em hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên nước ta?
Trả lời:
- Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa châu Á nên thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Tác động của các khối không khí di chuyển qua biển, kết hợp với vai trò là nguồn dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào của Biển Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Việt Nam nằm trên trên đường di lưu của nhiều loài động, thực vật, góp phần tạo nên sự đa dạng của tài nguyên sinh vật. Nước ta nằm ở vị trí liền kề của 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú.
- Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên theo chiều Bắc – Nam, Tây – Đông (miền núi, đồng bằng, ven biển, hải đảo), từ đó hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.
- Nước ta thuộc khu vực chịu tác động của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,...
Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến kinh tế - xã hội nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Em hãy cho biết ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến an ninh – quốc phòng nước ta?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Thiên nhiên nước ta chịu những ảnh hưởng gì bởi vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ?
Trả lời:
- Vị trí địa lí và lãnh thổ quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta. Tính chất đó thể hiện ở tất cả các thành phần tự nhiên:
+ Địa hình: Các quá trình ngoại lực (phong hóa hóa học, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ) diễn ra mạnh, làm cho địa hình nước ta phổ biến các dạng địa hình xâm thực (địa hình cac-xtơ với các hang động, suối cạn, thung khô,..; địa hình các đồi thấp xen thung lũng rộng ở các thềm phù sa cổ, các mương xói, khe rãnh,...) và địa hình bồi tụ (bãi bồi, cồn đất, đồng bằng phù sa,...)
+ Khí hậu: Do nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực gió mùa châu Á và thường xuyên chịu ảnh hưởng của Tín phong, giáp Biển Đông rộng lớn nên khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Sông ngòi: Chế độ nước thể hiện rõ chế độ mưa theo mùa của khí hậu. Trong năm, sông ngòi có hai mùa lũ và kiệt, có đỉnh lũ, đỉnh kiệt và phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ. Tính thất thường của khí hậu gió mùa kéo theo tính thất thường của chế độ nước sông ( năm lũ lớn, năm hạn nặng; năm lũ nhiều, năm lũ ít; năm lũ cao, năm lũ thấp; năm có lũ kéo dài,...)
+ Đất: Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu làm cho quá trình hình thành đất đặc trưng là quá trình feralit.
+ Sinh vật: Phổ biến là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa; thảm thực vật bốn mùa xanh tươi, giàu sức sống.
- Vị trí nằm ở khu vực tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, ở nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài sinh vật nên nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật rất đa dạng.
- Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán,...
- Lãnh thổ nước ta hẹp ngang, trải dài theo kinh tuyến trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên có sự phân hóa rõ rệt theo chiều bắc – nam.
Câu 2: Tại sao nói Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều loại gió?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Vị trí tiếp xúc về địa chất – địa hình và khí hậu – thủy văn nước ta dẫn đến những biểu hiện nào của sự đa dạng sinh học Việt Nam?
Trả lời:
- Nước ta có nhiều loài thực vật và động vật từ Hoa Nam xuống, từ Hi-ma-lay-a tới, từ Ấn Độ - Mi-an-ma sang và từ Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-xi-a lên.
- Luồng Hoa Nam ( thực vật có tính chất cận nhiệt như : dẻ, re,...các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc như gấu); luồng Hy-ma-lay-a ( thực vật có tính chất ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam,thiết sam; các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay -a), luồng Ấn Độ - Mi-an-ma ( thực vật có tính chất nhiệt đới khô như họ bàng, họ cà roi, họ tử vi,...); luồng Ma-lai-xi-a – In-đô-nê-xi-a ( thực vật có tính chất cận xích đạo như cây họ dầu, chò nâu,...; các loài thú lớn như voi, bò rừng,...) di lưu và di cư đến nước ta làm cho sinh vật nước ta có thêm các giống, loài cận nhiệt, nhiệt đới khô và cận xích đạo.
- Trên Biển Đông, hải lưu lạnh phương Bắc đi từ Nhật Bản qua eo Đài Loan xuống tận vĩ tuyến 120B, mang đến cho vùng biển nước ta những loài cá Nhật Bản – Trung Hoa, bên cạnh những loài cá của khu hệ Ấn Độ - Ma-lai-xi-a.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ