Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 8: Lao động và việc làm

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Lao động và việc làm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 CTST.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

BÀI 8: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

(10 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Em hãy cho biết đặc điểm lao động của nước ta?

Trả lời:

a) Nguồn lao động dồi dào

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động chiếm trên 50% số dân, hằng năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Nguồn lao động dồi dào đóng vai trò quan trọng đối với các ngành kinh tế, là nhân tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.

b) Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao

- Người lao động Việt Nam với bản chất cần cù, chịu khó, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm  trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp,... 

- Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên nhờ kết quả của quá trình đào tạo lao động.

- Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo liên tục tăng, đặc biệt là lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường. 

- Năng suất lao động xã hội đã có tăng trưởng khá nhưng vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Quá trình đào tạo lao động cùng với cơ chế thị trường đang tạo ra một thế hệ người lao động Việt Nam năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu của khoa học – công nghệ ứng dụng trong sản xuất, giúp lao động nước ta có khả năng hội nhập tốt với lao động thế giới.

Câu 2: Nêu tình hình sử dụng lao động theo ngành kinh tế?

Trả lời:

Câu 3: Tình hình sử dụng theo thành phần kinh tế có đặc điểm gì?

Trả lời:

Câu 4: Nêu tình hình sử dụng lao động theo thành thị và nông thôn?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Phân tích vấn đề việc làm ở nước ta?

Trả lời:

- Cùng với sự phát triển của đất nước, các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng tạo nhiều việc làm mới, góp phần quan trọng trong giải quyết vấn để việc làm cho số lao động tăng thêm hằng năm. 

- Tuy vậy, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn là một trở ngại của nước ta, tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị và nông thôn có sự khác nhau. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn.

Câu 2: Em hãy phân tích hướng giải quyết việc làm của nước ta?

Trả lời:

Câu 3: Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao ở nước ta tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn, tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vẫn còn cao?

Trả lời:

- Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta cao hơn ở nông thôn, do:

+ Chức năng kinh tế chủ yếu của đô thị là hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nguồn lao động phải có chất lượng nhất định, trong khi trình độ lao động ở khu vực này còn hạn chế.

+ Hoạt động công nghiệp và dịch vụ diễn ra thường xuyên quanh năm, có số lượng lao động từ ban đầu tương đối cố định; việc mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn không phải diễn ra thường xuyên nên nhu cầu lao động bổ sung không lớn.

- Tỉ lệ lao động thiếu việc làm khu vực nông thôn nước ta vẫn còn cao, do:

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp lại có tính mùa vụ ( thời gian lao động ngắn hơn thời gian sản xuất ); khi vào mùa vụ cần rất nhiều lao động, khi mùa vụ qua đi, số lao động nhàn rỗi rất nhiều.

+ Bên cạnh đó, các hoạt động phi nông nghiệp ( xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,...) ở nông thôn nước ta còn rất hạn chế, nên tỉ lệ lao động thiếu việc làm còn cao.

Câu 2: Chứng minh tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là vấn đề cần quan tâm trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Chứng minh việc tăng cường đào tạo nghề cho người lao động có ý nghĩa với giải quyết việc làm ở nước ta?

Trả lời:

Việc tăng cường đào tạo nghề cho người lao động mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm. Sau đây là một số ý nghĩa quan trọng:

- Tạo ra lao động chất lượng: Đào tạo nghề giúp phát triển kĩ năng và kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Người lao động được trang bị những kĩ năng cần thiết để thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, làm tăng khả năng cạnh tranh và chất lượng của lao động nước ta.

- Đáp ứng nhu cầu thị trường lao động: Đào tạo nghề được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường lao động, giúp đảm bảo rằng người học sẽ có những kĩ năng và kiến thức mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Điều này giúp giảm khoảng trống kĩ năng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập của lao động vào thị trường lao động.

- Khuyến khích sự đa dạng trong lựa chọn nghề nghiệp: Đào tạo nghề mở rộng lựa chọn nghề nghiệp cho lao động, không chỉ hướng họ đến các nghề truyền thống mà còn khuyến khích sự đa dạng trong các ngành công nghiệp mới, kĩ thuật số và sáng tạo. Điều này giúp tạo ra một đội ngũ lao động linh hoạt và đáp ứng được sự biến đổi của thị trường lao động.

- Tăng cường khả năng tự chủ và khởi nghiệp: Việc đào tạo nghề không chỉ chuẩn bị lao động cho việc làm trong doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho họ tự chủ, khởi nghiệp. Các chương trình đào tạo nghề thường liên kết với kĩ năng quản lí, kinh doanh và khởi nghiệp để giúp lao động có khả năng tự mình xây dựng sự nghiệp.

 ---------------------------------

-------------- Còn tiếp ---------------------

=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 8: Lao động và việc làm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay