Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 7: Dân số
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Dân số. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 CTST.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 7: DÂN SỐ
(10 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Việt Nam có quy mô dân số như thế nào?
Trả lời:
- Việt Nam là quốc gia đông dân với khoảng 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới (năm 2021).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm nhờ chính sách dân số phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Câu 2: Nêu những thuận lợi và khó khăn của dân số nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Nước ta có chiến lược phát triển dân số như thế nào?
Trả lời:
Câu 4: Nêu giải pháp phát triển dân số ở nước ta?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số nước ta?
Trả lời:
a) Cơ cấu dân số theo tuổi
- Dân số nước ta đang có xu hướng già hoá, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng.
- Do sự phát triển kinh tế, điều kiện sống và các dịch vụ y tế được cải thiện nên tuổi thọ trung bình của người dân tăng cùng với việc giảm tỉ lệ sinh đã tác động đến sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta.
- Duy trì mức sinh hợp lí và cải thiện chính sách an sinh xã hội là vấn đề cấp thiết để vừa đảm bảo nguồn lao động cho các ngành kinh tế vừa chăm sóc sức khoẻ cho người
cao tuổi.
b) Cơ cấu dân số theo giới tính
- Tỉ số giới tính của dân số Việt Nam khá cân bằng với 99,4 nam/100 nữ (năm 2021). Tuy nhiên, tỉ số giới tính khi sinh lại có sự chênh lệch lớn, 112 bé trai/100 bé gái (năm 2021). Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do yếu tố tâm lí xã hội và mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra những khó khăn về phát triển kinh tế – xã hội - trong tương lai.
c) Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc
- Nước ta có nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc), gồm dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số như Tày, Thái, Mường, Khơ-me,... Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, chiếm hơn 85%, các dân tộc thiểu số chiếm gần 15% số dân cả nước (năm 2021). Nước ta còn có hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, luôn hướng về quê hương, đất nước.
- Thành phần dân tộc đa dạng đã tạo nên sự phong phú, đặc sắc về văn hoá, đa dạng ngành nghề truyền thống; các dân tộc luôn đoàn kết, mang lại lợi thế lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.
- Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc gặp khó khăn. Vì vậy, nước ta luôn quan tâm và chú trọng những chính sách đoàn kết dân tộc nhằm phát huy nguồn sức mạnh tổng hợp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 2: Phân tích đặc điểm phân bố dân cư nước ta?
Câu 3: Trình bày tác động của dân cư nước ta đến phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Tại sao nói cơ cấu dân số nước ta có xu hướng chuyển sang già? Và nêu ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng chuyển sang già chủ yếu do tỉ suất sinh giảm, tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên tăng, do tác động của một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Phát triển kinh tế và công nghiệp: Sự phát triển kinh tế và công nghiệp thường đi đôi với giảm tỉ xuất sinh, làm giảm tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm tăng tỉ lệ người già.
- Di cư và đô thị hóa: Sự di cư từ vùng nông thôn vào thành thành thị thường đi kèm với môi trường sống và lối sống mới, làm thay đổi cơ cấu dân số. Quá trình đô thị hóa góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống và lối sống, từ đó làm giảm tỉ lệ sinh, dẫn đến sự già hóa dân số.
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe: Các tiến bộ trong y tế và chăm sóc sức khỏe đã làm tăng tuổi thọ và giảm tỉ lệ tử vong ở mức độ trẻ. Điều này dẫn đến việc có một tỉ lệ người già cao hơn trong dân số.
- Thực hiện chính sách dân số, thay đổi nhận thức: Việc thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và nhận thức về dân số được giáo dục nâng cao làm người dân có xu hướng giảm tỉ lệ sinh. Điều này dẫn đễn việc giảm tỉ lệ sinh và làm tăng tỉ lệ người già trong dân số.
- Thay đổi cơ cấu gia đình: Các gia đình thường ít con hơn và có xu hướng tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe, góp phần nâng cao tuổi thọ. Điều này có thể làm tăng tỉ lệ người già trong xã hội.
- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến phát triển kinh tế - xã hội: Làm gia tăng chi phí phúc lợi xã hội; thiếu nguồn lao động, nhất là lao động trẻ,...
Câu 2: Tại sao các vùng kinh tế nước ta có mật độ dân số khác nhau?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Vì sao phân bố dân cư ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ có sự khác nhau?
Trả lời:
- Tây Nguyên:
+ Phân bố dân cư không đều giữa các cao nguyên badan và bán bình nguyên xen đồi giữa các cao nguyên, do khác nhau về địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, nhập cư,...
+ Các cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan màu mỡ, nguồn nước sông, hồ dồi dào; hoạt động công nghiệp và dịch vụ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông thuận tiện, thu hút nhiều lao động có chuyên môn,...
+ Bán bình nguyên xen đồi có địa hình bị chia cắt nhiều, ít bề mặt bằng phẳng, hoạt động chủ yếu là trồng cây ăn quả,hoa màu và lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế,...
- Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng, ven biển và khu vực đồi núi do khác nhau về địa hình, đất, sông, biển, khí hậu, phát triển kinh tế, tính chất kinh tế, cơ sở hạ tầng, lịch sử định cư,...
+ Vùng đồng bằng, ven biển có địa hình bằng phẳng, có hạ lưu sông và ven biển, vũng, vịnh biển,...thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, thủy sản; cơ sở hạ tầng và giao thông phát triển, có lịch sử định cư và nhập cư từ lâu đời.
+ Vùng đồi núi phía tây hiểm trở, giao thông khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, hoạt động chủ yếu về lâm nghiệp,...
---------------------------------
-------------- Còn tiếp ---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 7: Dân số