Tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo cho Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 12. Tài liệu có file word tải về.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 2: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
(15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Nêu biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam?
Trả lời:
a) Tính chất nhiệt đới
- Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, có góc nhập xạ lớn và trong năm hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. => Vì vậy, nước ta có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ những vùng núi cao), trong đó miền Nam thường có nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền Bắc.
- Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn (khoảng 120 - 130 kcal/cm²); tổng số giờ nắng dao động tuỳ nơi, trung bình từ 1400 – 3.000 giờ/năm.
b) Tính chất ẩm
Nước ta có độ ẩm không khí cao, thường trên 80%. Lượng mưa trung bình khoảng 1500-2000 mm/năm nhưng có sự phân hoá: nơi mưa nhiều có thể lên đến 3 500 4 000 mm/năm; nơi mưa ít có thể dưới 1000 mm/năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các khối không khí di chuyển qua biển kết hợp yếu tố địa hình.
c) Tính chất gió mùa
Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, đồng thời chịu ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa nên hình thành 2 mùa gió chính là - gió mùa đông và gió mùa hạ.
Câu 2: Trình bày đặc điểm gió mùa mùa đông ở nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Nêu đặc điểm của gió mùa mùa hạ nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua địa hình nước ta?
Trả lời:
Câu 5: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện như thế nào qua đất?
Trả lời:
Câu 6: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện như thế nào qua sông ngòi?
Trả lời:
Câu 7: Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua đặc điểm sinh vật nước ta?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Trình bày những thuận lợi của đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất ở nước ta?
Trả lời:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều loại đất tốt, nguồn nước dồi dào giúp nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị cao; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. Sự đa dạng loài sinh vật giúp nước ta có điều kiện để đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi.
- Nguồn nhiệt, ẩm dồi dào còn là điều kiện thuận lợi cho lớp phủ thực vật sinh trưởng nhanh, giúp cho nước ta có thể đẩy mạnh công tác phục hồi, trồng rừng, tăng độ che phủ rừng.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với địa hình và sinh vật có tính đa dạng cao giúp phát triển nhiều loại hình du lịch. Các thành phần tự nhiên của nước ta cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động khai thác, xây dựng, giao thông vận tải,... nhất là vào mùa khô.
Câu 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã mang lại những khó khăn gì cho hoạt động sản xuất ở nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến nhiệt độ nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Em hãy cho biết tác động của frông cực đến khí hậu mùa đông ở nước ta?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Gió mùa mùa hạ ở nước ta hoạt động như thế nào? Em hãy cho biết vì sao ở Nam Bộ thường có mùa mưa kéo dài hơn so với Bắc Bộ?
Trả lời:
Câu 2: Em hãy lí giải tại sao cùng là gió theo hướng tây nam gặp dãy Trường Sơn, nhưng gió Tây Nam xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương gây hiện tượng phơn khô nóng, còn gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) lại gây mưa lớn cho cả hai sườn núi?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Phân tích hoạt động của gió Mậu dịch bán cầu Bắc (Tín phong bán cầu Bắc) ở nước ta.
Trả lời:
- Gió Mậu dịch (Tín phong) bán cầu Bắc có nguồn gốc từ cao áp chí tuyến bán cầu Bắc, vị trí ở Tây Thái Bình Dương nên gọi là cao áp Tây Thái Bình Dương, thổi vào nước ta theo hướng đông bắc. Đây là loại gió thường xuyên, thổi quanh năm với tính chất khô, nóng, ổn định.
- Vào mùa đông:
+ Ở miền Bắc, Tín phong bán cầu Bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc; khi gió mùa Đông Bắc mạnh sẽ lấn át gió này vì cùng hướng thổi; khi gió mùa Đông Bắc suy yếu, gió này mạnh lên và gây thời tiết khô, ấm trong những ngày mùa đông giá rét.
+ Ở miền Trung , Tín phong bán cầu Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa cho duyên hải miền Trung.
+ Ở miền Nam và Tây Nguyên, Tín phong bán cầu Bắc gây ra mùa khô rõ rệt.
- Vào mùa hạ:
+ Vào đầu mùa hạ: Tín phong bán cầu Bắc cùng với gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến tạo dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến, thường chạy dọc Phi-lip-pin, khi lấn sang phía tây thường gây mưa cho Nam Bộ và mưa tiểu mãn (tiết Tiểu mãn vào cuối tháng 5 đầu tháng 6) cho Trung Bộ.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, Tín phong bán cầu Bắc cùng với gió mùa Tây Nam từ cao áp Nam bán cầu lên tạo dải hội tụ chạy theo hướng vĩ tuyến gây nhiễu loạn thời tiết, mưa lớn. Dải hội tụ dịch chuyển theo chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời lùi dần về phía Nam làm cho tháng mưa cực đại ở trên lãnh thổ nước ta cũng chậm dần theo.
- Thời kì chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hạ:
+ Gió mùa Đông Bắc suy yếu, gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương chưa thổi đến, Tín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh lên, độ ẩm tăng cao gây hiện tượng “nồm” với độ ẩm lớn, sương mù nhiều, thời tiết ấm, không mưa cho chủ yếu ở miền Bắc.
+ Lúc này Tín phong bán cầu Bắc thổi từ phía tây nam của áp cao Tây Thái Bình Dương vào lãnh thổ nước ta nên có hướng đông nam.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa