Tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Bộ câu hỏi và bài tập tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo cho Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên. Tài liệu có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn về môn Địa lí 12. Tài liệu có file word tải về.

Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

BÀI 3: SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN NƯỚC TA

(13 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy cho biết sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều bắc - nam?

Trả lời:

Đặc điểm lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa là nhân tố chủ yếu làm thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam, cụ thể:

a) Phần lãnh thổ phía Bắc (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở ra Bắc)

Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình - dưới 18°C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

Hệ sinh thái tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. Mùa đông có nhiều loài cây rụng lá; mùa hạ cây cối phát triển xanh tốt. Trong rừng có thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt và ôn đới như dẻ, re, sa mu, pơ mu,...; các loài thú có - lông dày như gấu, chồn,... Vào mùa đông, ở đồng bằng trồng được các loại cây vụ đông.

b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở vào Nam)

Khí hậu đặc trưng là cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. Khí hậu có 2 mùa: mưa và khô.

Hệ sinh thái tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (các loài cây họ Dầu), một số nơi hình thành kiểu rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên). Động vật thuộc vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hồ, báo, trăn, rắn, cá sấu,...

Câu 2: Trình bày sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều đông - tây?

Trả lời:

Câu 3: Trình bày sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo độ cao?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Trả lời:

- Ranh giới phía tây – tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây nam của đồng bằng Bắc Bộ.

- Đặc điểm chung về địa hình của miền là đồi núi thấp chiếm ưu thế, núi có hướng vòng cung (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều), thung lũng sông lớn và đồng bằng châu thổ sông Hồng mở rộng. Địa hình ven biển khá đa dạng, từ những nơi thấp, bằng phẳng đến những nơi nhiều vũng, vịnh, đảo và quần đảo (Cô Tô, Vân Đồn, Cát Bà,...). Vịnh Bắc Bộ thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Khí hậu của miền có mùa đông lạnh sâu sắc do gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng mạnh, vì vậy, thiên nhiên của miền có sự thay đổi theo mùa. Sinh vật bao gồm nhiều loài có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới, tiêu biểu thuộc họ Re, Dâu tằm,... Miền có nhiều khoáng sản, đặc biệt là than, đá vôi, chì, kẽm, khí tự nhiên,...

Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

Câu 3: Phân tích đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

Trả lời:

Câu 4: Trình bày ảnh hưởng của sự phân hóa thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Câu 5: Trình bày sự khác nhau về chế độ mưa của vùng Tây Bắc Bộ và Tây Nguyên. Tại sao ở hai vùng này có mùa mưa đến sớm hơn so với cả nước?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Tại sao ở Tây Nguyên và duyên hải Trung Trung Bộ có sự tương phản về mùa mưa và mùa khô? Tại sao ở vùng Tây Bắc Bộ có mùa mưa đến sớm hơn và mùa khô đến muộn hơn ở Đông Bắc Bộ?

Trả lời:

- Tây Nguyên và Duyên hải Trung Trung Bộ: Do tác động kết hợp của gió với dãy Trường Sơn Nam theo mùa tạo nên sự tương phản về mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa hạ: Gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến gây mưa lớn cho Tây Nguyên (sườn đón gió); sau khi vượt dãy Trường Sơn tạo thành gió phơn Tây Nam gây thời tiết khô nóng cho duyên hải Trung Trung Bộ.

+ Mùa đông: gió đông bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa cho duyên hải Trung Trung Bộ; lên Tây Nguyên , trở nên khô.

- Vùng Tây Bắc Bộ có mùa mưa đến sớm hơn và mùa khô đến muộn hơn ở Đông Bắc Bộ, chủ yếu do: vị trí nằm ở phía tây lãnh thổ, đón gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến sớm hơn và đón gió mùa Đông Bắc đến muộn hơn so với Đông Bắc Bộ.

Câu 2: Phân tích sự phân hóa thiên nhiên theo đông – tây ở vùng đồi núi nước ta.

Trả lời

Câu 3: Vùng núi và đồng bằng nước ta có quan hệ mật thiết về mặt phát sinh như thế nào?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ở nước ta, đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi có ở đâu? Đặc điểm khí hậu như thế nào?

Trả lời:

- Đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2 600 m trở lên. Do địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1 000 m) nên đai này chỉ có ở một số núi cao trên 2 600 m.

- Ở miền Bắc, đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi chỉ phát triển hạn chế ở một số vùng núi cao trên dưới 3 000 m như : Pu – si – lung (3 076 m), Phan-xi-păng (3 143 m),... Ở miền Nam, đỉnh núi cao nhất chưa đến 2 600 m (Ngọc Linh 2598 m) nên đai này không có.

- Đặc điểm của đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi: Quanh năm rét dưới 150C, mùa đông có tháng dưới 50C (ví dụ trên đỉnh Phan-xi-păng có tháng nóng nhất là 11,60C, tháng lạnh nhất 2,30C).

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay