Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 CTST.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 16: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
(11 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Nêu đặc điểm cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?
Trả lời:
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta hiện nay tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng của nhóm ngành chế biến, chế tạo. => Xu hướng này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế tri thức của nước ta.
- Trong nội bộ nhóm ngành có sự phát triển theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại với sự chuyển dịch từ các ngành và công nghệ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính,...).
- Trong từng ngành có sự chuyển dịch từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu (ngành sản xuất ô tô chuyển từ lắp ráp sang sản xuất), chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trong công nghiệp sản xuất diện. Công nghiệp hỗ trợ như sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng được hình thành và phát triển, góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong các ngành công nghiệp.
Câu 2: Em hãy giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
Trả lời:
Câu 3: Nêu sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Tại sao lại có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta?
Trả lời:
Câu 5: Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta?
Trả lời:
Câu 6: Vì sao lại có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Chứng minh nước ta có điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng?
Trả lời:
Nước ta có thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng, biểu hiện chủ yếu là:
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng:
+ Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên...làm nhiên liệu để phát triển công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp lọc hóa dầu.
+ Khoáng sản kim loạ: sắt, man-gan, crôm, thiếc, chì, kẽm...để phát triển công nghiệp luyện kim.
+ Khoáng sản phi kim loại: a-pa-tit, phôt-pho-rit,...để phát triển công nghiệp hóa chất phân bón.
+ Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi,...để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Nguồn thủy năng phong phú ở sông ngòi làm cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng ( thủy điện ).
- Nguồn năng lượng mặt trời, sức gió dồi dào, thuận lợi để phát triển điện tái tạo.
- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; từ đó cung cấp nguyên liệu dồi dào và phong phú để phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm...
Câu 2: Chứng minh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta có sự chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
Trả lời:
Câu 3: Tại sao cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (1 CÂU)
Câu 1: Phân tích nguyên nhân cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta có sự giảm tỉ trọng công nghiệp khai khoáng và tăng công nghiệp chế biến, chế tạo?
Trả lời:
Việc giảm tỉ trọng công nghiệp khai khoáng và tăng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp của nước ta nhằm phát triển công nghiệp bền vững và hiệu quả hơn. Việc chuyển dịch này có một số lí do chủ yếu sau:
- Giá trị gia tăng cao hơn: Công nghiệp chế biến, chế tạo thường tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so với công nghiệp khai khoáng. Quá trình chế biến và chế tạo sản phẩm tạo ra cơ hội để thêm giá trị vào nguyên liệu, từ đó tăng giá trị cuối cùng của sản phẩm.
- Đa dạng hóa kinh tế: Dựa vào một lĩnh vực duy nhất như khai khoáng làm cho nền kinh tế của một quốc gia trở nên phụ thuộc quá mức vào giá cả và xuất khẩu nguyên liệu. Việc phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo làm đa dạng hóa nền kinh tế và giảm rủi ro từ biến động thị trường quốc tế.
- Tăng giá trị xuất khẩu: Sản phẩm chế biến, chế tạo thường có giá trị xuất khẩu cao hơn so với nguyên liệu. Điều này có thể giúp tăng cường thu nhập xuất khẩu và cân đối cán cân xuất nhập khẩu của nước ta.
- Tạo việc làm và kĩ năng lao động: Công nghiệp chế biến, chế tạo thường đòi hỏi nhiều lao động và kĩ năng lao động cao hơn so với công nghiệp khai khoáng. Việc tăng cường lĩnh vực này giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lao động có kĩ năng.
- Bảo vệ môi trường: Công nghiệp khai khoáng thường đi kèm với tác động tiêu cực đối với môi trường,như khai thác mỏ gây ra nổ đất, ô nhiễm nước và không khí. Chuyển đổi sang công nghiệp chế biến, chế tạo làm giảm áp lực lên môi trường và tạo điều kiện cho phát triển bền vững hơn.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Chứng minh nước ta đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Trả lời:
Có nhiều biểu hiện chứng tỏ nước ta đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số biểu hiện chủ yếu là:
- Tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như: công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất,...
- Ưu tiên phát triển một số ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường như: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính,...
- Phát triển các ngành vẫn còn có lợi thế trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, hiện đại như: sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt, may; giày,dép,...
---------------------------------
-------------- Còn tiếp ---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp