Câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 CTST.
Xem: => Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo
BÀI 12: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(18 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nêu đặc điểm địa hình và đất ở nước ta?
Trả lời:
- Nước ta có 3/4 diện tích đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp, có các cao nguyên rộng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Đất chủ yếu là feralit, thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả; những đồng cỏ rộng lớn phù hợp chăn nuôi gia súc lớn.
- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và một số đồng bằng ở duyên hải miền Trung với đất phù sa thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và rau đậu.
Câu 2: Khí hậu nước ta có đặc điểm gì?
Trả lời:
Câu 3: Em hãy cho biết đặc điểm nguồn nước ở nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Nêu đặc điểm sinh vật nước ta?
Trả lời:
Câu 5: Hạn chế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên đối với phát triển nền nông nghiệp ở nước ta là gì?
Trả lời:
Câu 6: Nêu đặc điểm dân cư và lao động ở nước ta?
Trả lời:
Câu 7: Cơ sở vật chất – kĩ thuật và khoa học – công nghệ ở nước ta có đặc điểm gì?
Trả lời:
Câu 8: Nước ta đã ban hành những chính sách gì đối với phát triển nông nghiệp?
Trả lời:
Câu 9: Thị trường nước ta có đặc điểm gì?
Trả lời:
Câu 10: Nêu hạn chế của điều kiện kinh tế xã hội đối với phát triển nền nông nghiệp ở nước ta là gì?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Em hãy phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta?
Trả lời:
- Trong những năm qua, cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam có sự chuyển dịch tích cực do tác động của nhiều nhân tố như thị trường, khoa học – công nghệ, chính sách phát triển nông nghiệp,...
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm (từ 73,4% năm 2010 xuống còn 60,8% năm 2021), tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng (từ 25,1% năm 2010 lên 34,7% năm 2021) và tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng (từ 1,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2021).
- Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch:
+ Trồng trọt: chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn; ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh (cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao, cây dược liệu,...).
+ Chăn nuôi: tăng tỉ trọng các sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ; phát triển mạnh các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị kinh tế cao; áp dụng rộng rãi mô hình chăn nuôi hữu cơ.
Câu 2: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt?
Trả lời:
Câu 3: Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi nước ta?
Trả lời:
Câu 4: Trình bày xu hướng phát triển nông nghiệp của nước ta?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Tại sao nói nước ta cần phải phát triển sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp, phát triển công nghệ cao trong công nghiệp?
Trả lời:
- Chuyên canh: Việc phát triển sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp có nhiều ý nghĩa tích cực.
+ Tạo điều kiện để sử dụng phương tiện hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ...tạo ra sản phẩm có quy mô lớn, chất lượng cao....
+ Đẩy mạnh phân công lao động theo lãnh thổ, phát triển sản xuất hàng hóa.
+ Tận dụng có hiệu quả các điều kiện sản xuất ( đất, nước,khí hậu...)
- Công nghệ cao: Việc phát triển công nghệ cao trong công nghiệp có nhiều ý nghĩa to lớn
+ Hiện đại hóa sản xuất, tạo sản phẩm chất lượng cao với quy mô lớn...
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất....
+ Giảm sử dụng tài nguyên tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững...
Câu 2: Căn cứ vào bảng số liệu sau và kiến thức đã học, em hãy nêu nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa của nước ta theo các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2010 – 2021.
Bảng 3.2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA THEO CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2010 – 2021
Năm | 2010 | 2021 | |
Diện tích ( nghìn ha ) | Tổng số | 7 489,4 | 7 238,9 |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc | 673,3 | 541,0 | |
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung | 332,1 | 310,3 | |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 1 010,2 | 902,1 | |
Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long | 1 564,2 | 1 663,1 | |
Các vùng khác | 3 909,6 | 3 822,4 | |
Sản lượng ( nghìn tấn ) | 40 005,6 | 43 852,6 |
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam )
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Vì sao diện tích trồng cây rau, đậu ở nước ta hiện nay tăng nhanh?
Trả lời:
Cây rau, đậu ở nước ta hiện nay có diện tích tăng nhanh chủ yếu do tác động của một số nhân tố sau:
- Nhu cầu thị trường: Cây rau, đậu là thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn của người dân. Vì vậy, thị trường trong nước có nhu cầu lớn về rau, đậu; từ đó việc sản xuất và tiêu thụ các loại cây này được đẩy mạnh.
- Khí hậu và đất đai thuận lợi: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và đất đai thuận lợi để trồng rau, đậu , đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây rau và đậu.
- Sự đổi mới trong kĩ thuật canh tác: Các kĩ thuật canh tác hiện đại, sử dụng phân bón hữu cơ, hệ thống tưới nhỏ giọt và các phương pháp chăm sóc cây trồng hiệu quả ngày càng được áp dụng rộng rãi. Sự đổi mới trong kĩ thuật canh tác giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Chính sách hỗ trợ: Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, bao gồm cả phát triển cây rau, đậu.
---------------------------------
-------------- Còn tiếp ---------------------
=> Giáo án Địa lí 12 chân trời Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp