Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách cánh diều

BÀI 10: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ QUÁ TRÌNH NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI

(16 câu)

1. Nhận biết (4câu)

Câu 1: Quá trình nội sinh là gì?

Trả lời:

Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.

 

Câu 2: Quá trình ngoại sinh là gì?

Trả lời:

Quá trình ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất với nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ mặt trời.

 

Câu 3: Quá trình tạo núi là gì?

Trả lời:

Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.

 

Câu 4: Mô tả hiện tượng tạo núi?

Trả lời:

Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đời tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa. Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá huỷ của ngoại sinh.

2. Thông hiểu (5 câu)

Câu 1: Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh?

Trả lời:

 

Quá trình nội sinh

Quá trình ngoại sinh

Nơi xảy ra

Nội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

Ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

Quá trình

Quá trình nội sinh làm di chuyển các mảng kiến tạo, nên ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đầy vật chất nóng chày ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

Quá trình ngoại sinh có xu hưởng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

Thể hiện ở

Các quá trình nội sinh thể hiện ở quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,...

Các quá trình ngoại sinh thể hiện ở sự phá huỷ đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ chỗ khác thông qua nước chảy, gió thổi, băng hà, sóng biển và hoạt động sống của sinh vật.

Kết quả

Kết quả là hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.

Quá trình ngoại sinh làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất, hình thành nên các dạng địa hình độc đáo và có xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.

 

Câu 2: Trình bày vai trò của quá trình nội sinh trong việc hình thành địa hình Trái Đất?

Trả lời:

Vai trò của quá trình nội sinh trong việc hình thành địa hình Trái Đất:

Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đát đá, làm chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất, tạo ra những dạng địa hình lớn,…

 

Câu 3: Trình bày vai trò của quá trình ngoại sinh trong việc hình thành địa hình Trái Đất?

Trả lời:

Vai trò của quá trình ngoại sinh trong việc hình thành địa hình Trái Đất:

Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh taoj nên, đồng thời tạo ra các dạng địa hình mới.

Câu 4: Vùng núi trẻ có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm của vùng núi trẻ:

- Tiếp tục được nâng cao.

- Tác động nội sinh mạnh hơn ngoại sinh.

- Hình thành cách đây hàng triệu năm.

 

Câu 5: Vùng núi già có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm của vùng núi già:

- Hình thành cách đây hàng chục triệu năm.

- Tác động ngoại sinh mạnh hơn tác động nội sinh.

- Bị bào mòn mạnh.

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Những địa hình nào chịu tác động của quá trình nội sinh?

Trả lời:

Một vài địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh: nếp uốn của các lớp đá, đứt gãy, động đất, núi lửa,..

 

Câu 2: Những địa hình nào chịu tác động của quá trình ngoại sinh?

Trả lời:

Một vài địa hình chịu tác động của quá trình ngoại sinh: Nấm đá, các dạng địa hình do nước mài mòn,…

Câu 3: Chứng minh rằng nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Trả lời:

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Tác động của nội lực đã làm cho bề mặt Trái Đất có nơi được nâng cao, có nơi bị hạ thấp. Nó còn làm cho các lớp đất đá bi uồn nếp hoặc đứt gãy, tạo ra các hiện tượng núi lửa và động đất... Tác động của nội lực đã làm cho bề mặt

- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất hoặc gần mặt đất. Tác động của ngoại lực biểu hiện chủ yếu thông qua hai quá trình: quá trình phong hóa làm vỡ vụn các loại đá và quá trình xâm thực, xói mòn và bồi tụ các loại đá.

Câu 4: Các quá trình nội sinh làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất, thể hiện ở quá trình tạo núi. Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển sẽ tác làm cho địa hình bề mặt bị nhô lên. Do đó, địa hình trở nên gồ ghề.

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Quan sát hình ảnh dưới đây và phân tích sự tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi?

Trả lời:

Ở nhiều vùng núi trẻ, mới được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm, tác động của nội sinh mạnh hơn ngoại sinh nên vẫn tiếp tục được nâng cao. Ở những vùng núi già được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, tác động của ngoại sinh mạnh hơn nội sinh nên bị bào mòn mạnh.

 

Câu 2: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình diễn ra đồng thời nhưng có tác động đối nghịch nhau trong việc hình thành địa hình về mặt Trái Đất. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình diễn ra đồng thời nhưng có tác động đối nghịch nhau trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất vì quá trình nội sinh làm tăng độ cao của địa hình còn quá trình ngoại sinh làm cho địa hình có xu hướng thấp đi.

 

Câu 3: Lãnh thổ nước ta không thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Núi lửa thường được hình thành ở nơi các mảng kiến tạo tiếp xúc với nhau. Vành đai lửa Thái Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp của mảng kiến tạo Thái Bình Dương và các mảng khác. Lãnh thổ nước ta không nằm nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương và các mảng khác nên không thuộc “vành đai lửa” Thái Bình Dương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay