Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách cánh diều
BÀI 17: THỦY QUYỂN VÀ VÒNG TUẦN HOÀN LỚN CỦA NƯỚC
(14 câu)
1. Nhận biết (5 câu)
Câu 1: Thủy quyển là gì?
Trả lời:
Thuỷ quyền là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất.
Câu 2: Trình bày sự phân bố của nước trên Trái Đất?
Trả lời:
Nước trên Trái Đất phân bố không đều, các biển và đại dương chiếm khoảng 97,2% lượng nước của thủy quyển. Lượng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất ít, khoảng 2,8% và phân bố không đều trên lục địa nhưng có vai trò hết sức quan trọng.
Câu 3: Nguồn cung cấp hơi nước chủ yếu chủ yếu của vòng tuần hoàn là gì?
Trả lời:
Đại dương thế giới là nguồn cung cấp hơi nước chủ yếu cho vòng tuần hoàn.
Câu 4: Nước bao phủ bao nhiêu phần của Trái Đất?
Trả lời:
Nước bao phủ 75% bề mặt Trái Đất.
Câu 5: Nước ba phủ ở những nơi nào của Trái Đất?
Trả lời:
Nước trên Trái Đất không chỉ được chứa trong các biển, đại dương, trong sông, hồ và băng hà, mà còn một lượng nước được chứa trong khí quyển, trong sinh vật, trong các lỗ hổng của đất, các lỗ hồng và khe nứt của đá.
2. Thông hiểu (3 câu)
Câu 1: Nêu các quá trình chuyển trạng thái của nước?
Trả lời:
Các quá trình chuyển trạng thái của nước bao gồm: lỏng thành hơi là bốc hơi, hơi thành lỏng là ngưng tụ rắn chuyển thành lỏng là tan chảy, lỏng thành rắn là đông đặc,...
Câu 2: Vòng tuần hoàn nước gồm những giai đoạn nào?
Trả lời:
Vòng tuần hoàn nước bắt nguồn chủ yếu từ nước trong các biển và đại dương và có các giai đoạn như sau:
+ Hơi nước ở đại dương bốc lên tạo thành mây và gây mưa; đó là vòng tuần hoàn nhỏ.
+ Nước biển, đại dương bốc hơi lên tạo thành mây, mây theo gió vào đất liền, mưa xuống vào sông suối, hồ; tuyết rơi, ngấm xuống đất, thấm sâu vào các tầng đá bên dưới tạo nên nước ngầm; cuối cùng tất cả đều ra biển.
Câu 3: Nêu nguồn gốc hình thành của vòng tuần hoàn?
Trả lời:
Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyền từ trạng thái này sang trạng thái khác, tạo nên vòng tuần hoàn. Nước luôn di chuyển giữa đại dương, lục địa và khí quyền.
3. Vận dụng (3 câu)
Câu 1: Trình bày những giai đoạn của vòng tuần hoàn lớn?
Trả lời:
Vòng tuần hoàn lớn có 4 giai đoạn:
+ Nước biển và đại dương bốc hơi lên tạo thành mây.
+ Mây theo gió vào đất liền và mưa rơi ở đất liền.
+ Nước mưa chảy vào sông, hồ, thấm xuống đất và các lớp đá tạo thành nước ngầm.
+ Các loại nước mặt và nước ngầm lại chảy ra biển và đại dương.
Câu 2: Phân tích ý nghĩa đối với tự nhiên của vòng tuần hoàn nước?
Trả lời:
- Tuần hoàn nước có vai trò to lớn trong việc phân phối và tái tạo tài nguyên nước. Nếu nước không k tái chế một cách tự nhiên, chúng ta sẽ cạn kiệt nước sạch, thứ cần thiết cho sự sống.
- Góp phần điều tiết nhiệt năng theo thời gian và không gian, tạo khí hậu thời tiết và làm sạch môi trường.
- Vòng tuần hoàn của nước cho phép cung cấp nước cho tất cả các sinh vật sống và điều chỉnh các kiểu thời tiết trên hành tinh của chúng ta.
Câu 3: Quan sát hình ảnh dưới đây và mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước?
Trả lời:
Vòng tuần hoàn lớn của nước:
Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở: trong đất, ở sông, hồ,... đại dương, nước ngầm. Sự vận động của nước trong thuỷ quyển: trong sông, hồ, biển, đại dương nước ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên, nước luôn luôn bốc hơi hoặc thăng hoa (băng) ở mọi nhiệt độ tạo thành hơi nước trong khí quyển. Ở mọi nơi trong tầng thấp của khí quyển luôn luôn có hơi nước. Khi bốc hơi lên cao gặp lạnh, hơi nước chuyển sang trạng thái lỏng hoặc rắn (mưa, tuyết). Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở đại dương, sông, hồ,... ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm và độ ẩm trong đất.
4. Vận dụng cao (3 câu)
Câu 1: Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ nguồn nước ngọt?
Trả lời:
Một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Nâng cao ý thức cộng đồng.
- Giữ sạch nguồn nước.
- Tiết kiệm nguồn nước sạch.
- Xử lý phân thải đúng cách.
- Phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt.
- Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp.
- Hướng tới nông nghiệp xanh.
- Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm.
Câu 2: Nước trong các sông, hồ tham gia vào những giai đoạn nào trong vòng tuần hoàn lớn của nước?
Trả lời:
Nước trong các sông, hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước. Vì tham gia vào các giai đoạn:
- Bốc hơi: nước từ sông, hồ bốc hơi vào khí quyển
- Sông, hồ là nơi chứa nước mưa
- Nước sông, hồ, chảy ra biển, hoặc ngấm xuống đất thành nước ngầm
Câu 3: Tài nguyên nước ngọt trên Trái Đất có phải tài nguyên vô tận không? Tại sao?
Trả lời:
- Nước trên sông hồ sẽ tài nguyên có hạn nếu con người không sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
- Nếu nước sông, hồ bị ô nhiễm, chúng ta sẽ không sử dụng được nữa. Hơn nữa, các sông hồ phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất. Ở những nơi khí hậu nóng và khô hạn, nước sông hồ có nguy cơ cạn kiệt nếu không biết bảo vệ và sử dụng lãng phí.