Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu. Các khối khí. Khí áp và gió. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.

BÀI 14: NHIỆT ĐỘ VÀ MƯA. THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU

(27 câu)

1. Nhận biết (7 câu)

Câu 1: Nhiệt độ không khí là gì?

Trả lời:

Độ nóng lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí.

Câu 2: Độ ẩm là gì?

Trả lời:

Lượng hơi nước chứa trong không khi được gọi là độ ẩm

 

Câu 3: Mây là gì?

Trả lời:

Mây là yếu tố khí tượng quan trọng thể hiện rõ trạng thái và sự biến động của thời tiết.

 

Câu 4: Nhiệt độ không khí do đâu mà có?

Trả lời:

Nhiệt độ không khí luôn thay đổi khi có bề mặt tiếp xúc không giống nhau, khi ở độ cao khác nhau và khi ở vĩ độ khác nhau.

Câu 5: Thời tiết là gì?

Trả lời:

Thời tiết là trạng thái khí quyền tại một địa điểm vào một thời điểm nhất định được xác định bằng các yếu tố khí tượng (nắng, mưa, gió, độ ẩm, mây,...). Thời tiết thường thay đổi trong một thời gian ngắn, có thể là một buổi, một ngày hoặc vài ngày.

 

Câu 6: Khí hậu là gì?

Trả lời:

Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm. Khí hậu có tính ổn định hơn. Những biến đổi của khí hậu trên Trái Đất thường diễn ra theo quy luật, mang tính đặc trưng của từng vùng.

 

Câu 7: Quan sát hình ảnh dưới đây và xác định phạm vi của các đới khí hậu trên Trái Đất?

Trả lời:

Phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất:

  • Đới nóng (nhiệt đới): nằm giữa hai chí tuyến
  • Ôn đới (đới ôn hòa): từ 23⁰27'B đến 63⁰33'B; từ 23⁰27'N đến 63⁰33'N
  • Hàn đới (Đới lạnh): từ 63⁰33'B đến 90⁰B; từ 63⁰33'N đến 90⁰N.

2. Thông hiểu (10 câu)

Câu 1: Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ?

Trả lời:

Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khi trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

 

Câu 2: Trình bày quá trình hình thành mây?

Trả lời:

Quá trình hình thành mây:

Hơi nước ngưng kết ở lớp không khi gần mặt đất tạo thành sương mù. Hơi nước ngưng kết ở các độ cao khác nhau trong khí quyền tạo thành từng đám, gọi là mây.

 

Câu 3: Trình bày quá trình hình thành mưa?

Trả lời:

Quá trình hình thành mưa:

Trong các đám mây, các hạt nước không đúng yên mà thường xuyên chuyển động. Khi các hạt nước được bổ sung thêm hơi nước hoặc kết hợp với các hạt nước khác làm cho kích thước ngày càng lớn lên, thăng được lực cản của không khí và không bị nhiệt độ làm bốc hết hơi nước sẽ sinh ra mua.

 

Câu 4: Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao. Lên vùng vĩ độ cao, do nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời ít hơn, không khí không thể nóng như ở vùng vĩ độ thấp nên nhiệt độ thấp. Ở vùng cực, nhiệt độ có khi xuống tới – 80 °C.

Tuy nhiên, không khí nóng lên hoặc lạnh đi phụ thuộc trực tiếp vào lượng nhiệt toà ra từ bề mặt Trái Đất. Sự hấp thụ nhiệt và toà nhiệt của đất và nước khác nhau: Các loại đất, đá, cát nóng nhanh hơn nhưng cũng nguội nhanh hơn so với nước.

Câu 5: Phân biệt bão và áp thấp nhiệt đới?

Trả lời:

Bão và áp thấp nhiệt đới đều là xoáy thuận nhiệt đới, hình thành trên biển nhiệt đới.

- Vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 đến cấp 7 (từ 17- 20 m/s hay 39 đến 61 km/h) được gọi là áp thấp nhiệt đới.

- Từ cấp 8 trở lên (trên 39 m/s hay trên 62 km/h) được gọi là bão.

Trong quá trình phát triển, một áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, hoặc ngược lại, một cơn bão có thể suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới.

 

Câu 6: Thời tiết và khí hậu khác nhau ở điểm nào?

Trả lời:

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tinh hinh thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.

 

Câu 7: Trình bày sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời?

Trả lời:

Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều. Nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn và thời gian chiếu sáng càng dài thì càng nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Chính vì vậy, trên bề mặt Trái Đất được chia ra thành năm vòng đai nhiệt. Tương ứng với các vòng đai nhiệt, trên bề mặt Trái Đất cũng chia ra thành năm đới khí hậu.

 

Câu 8: Trình bày đặc điểm của đới nóng?

Trả lời:

Đới nóng (hay nhiệt đới) là nơi có lượng nhiệt cao, quanh năm nóng. Gió thường xuyên thôi ở khu vực này là gió Tin phong. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.000 mm đến 2.000 mm.

 

Câu 9: Trình bày đặc điểm của đới ôn hòa?

Trả lời:

Hai đới ôn hoà (hay ôn đới) là nơi có lượng nhiệt trung bình. Trong năm có bốn mùa rõ rệt. Gió thường xuyên thôi ở khu vực này là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 500 mm đến 1000 mm.

 

Câu 10: Trình bày đặc điểm của đới lạnh?

Trả lời:

Hai đới lạnh (hay hản đới) là khu vực giả lạnh và có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi ở khu vực này là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500 mm

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Tại sao lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều?

Trả lời:

Sự phân bố lượng mưa trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, khí áp, địa hình, gió, dòng biển,... Do vậy, lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều. Nơi có dòng biển nóng đi qua, nơi sườn đón gió, nơi có áp thấp đều là những nơi có lượng mưa nhiều.

 

Câu 2: Chứng minh rằng càng lên cao càng lạnh?

Trả lời:

- Các vị trí trên cao thường lạnh hơn nhiều so với các khu vực gần mực nước biển. - Điều này là do áp suất không khí thấp. Không khí nở ra khi nó tăng lên và càng ít phân tử khí (bao gồm nitơ, oxy và cácbonđiôxít) thì càng có ít cơ hội va vào nhau hơn. Ở độ cao khoảng 8.000 m, cơ thể con người không thể tồn tại được và bắt đầu ngừng hoạt động. Những người leo núi gọi độ cao này là “tử địa".

 

Câu 3: Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?

Trả lời:

- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa.

- Nước biển chậm nóng nhưng mau nguội. Vì vậy, khi hậu đại dương có mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp. Mức độ chênh nhau về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không đáng kể.

 

Câu 4: Phân biệt các đới khí hậu trên Trái Đất?

Trả lời:

Đới

Giới hạn

Đặc điểm

Nhiệt đới (Đới nóng)

Nằm giữa hai đường chỉ tuyến

Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm 20°C, không có tháng nào thấp dưới 18°C. Gió thống trị trong đới là gió Tín phong. Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.

Ôn đới (Đới ôn hoà)

Nằm giữa chí tuyến và vòng cực

Nhiệt độ ôn hoà (không có nhiệt độ cao như nhiệt đới, nhưng không quá lạnh như ở đới lạnh). Gió Tây là gió chính thổi trong khu vực này, trong năm có 4 mùa rõ rệt, lượng mưa từ 500 - 1000 mm.

Hàn đới (Đới lạnh)

Nằm giữa vòng cực và cực

Quanh năm nhiệt độ rất thấp, về mùa đông ở hầu hết các nơi có nhiệt độ dưới 0°C. Gió đông thổi từ cực về là gió chính trong khu vực này. Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.

 

4. Vận dụng cao (6 câu)

Câu 1: Mưa ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp và đời sống?

Trả lời:

Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống:

- Mưa nhiều cung cấp đủ nước cho sản xuất và đời sống, nhưng nếu mưa quá nhiều sẽ gây nên lũ lụt, làm thiệt hại về sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường,...

- Ít mưa hoặc không mưa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, mất mùa,...

 

Câu 2: Khi máy bay hạ cánh, hành khách trên máy bay thường bị ù tai. Giải thích tại sao?

Trả lời:

  • Máy bay đang bay ở độ cao lớn (thông thường trên 9 km), nơi có trị số khí áp thấp.
  • Khi máy bay hạ độ cao xuống thấp để hạ cánh, nghĩa là từ nơi có trị số khí áp thấp đến nơi có trị số kh áp cao hơn, áp suất không khí tăng lên nên sinh ra hiện tượng tai bị ù.

 

Câu 3: Nhiệt độ ở xích đạo trên bề mặt Trái Đất có phải là nơi có nhiệt độ cao nhất không? Giải thích tại sao?

Trả lời:

Xích đạo không phải là nơi có nhiệt độ cao nhất, vì chủ yếu ở đây là biển, hoặc rừng rậm, hơi nước bốc lên nhiều, mặt đất và không khí kém trong, tiếp nhận một lượng nhiệt không lớn như ở hoang mạc.

 

Câu 4: Tại sao thường phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m khi đo nhiệt độ không khí?

Trả lời:

- Khi các tia sáng Mặt Trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí, lúc đó không khí mới nóng lên, tạo nên nhiệt độ không khí.

- Nếu để nhiệt kế ngoài trời để đo, thì đó là nhiệt độ của tia bức xạ Mặt Trời. Nếu để sát mặt đất đó, thì đó là nhiệt độ của bề mặt đất.

 

Câu 5: Về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Nước và đất có sự hấp thụ nhiệt khác nhau. Các loại đất, đá... mau nóng nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn. Do vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; còn về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.

 

Câu 6: Nhiệt độ ở một điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất và nhiệt độ không khí tại điểm đó trong cùng một thời điểm có trùng nhau không? Tại sao?

Trả lời:

- Nhiệt độ ở một điểm nhất định trên bề mặt Trái Đất và nhiệt độ không khí tại điểm đó, trong cùng một thời điểm không trùng nhau.

- Khi các tia bức xạ Mặt Trời chiếu thẳng xuống Trái Đất, làm cho mặt đất nóng lên; sau đó, mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên. Mặc dù không khí nóng lên còn nhớ vào việc tiếp nhận trực tiếp một phần bức xạ Mặt Trời, nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác dụng rất lớn Pharini ta tính được không khí nhận được lượng nhiệt do loạn lưu - là sự chuyển động hỗn loạn của các Phần tử khí do mặt đất bị đốt nóng không đều gây nên - đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay