Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách cánh diều
BÀI 6: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ ĐỊA LÍ
(20 câu)
1. Nhận biết (8 câu)
Câu 1: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết hướng tự quay quanh trục của Trái Đất?
Trả lời:
Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông.
Câu 2: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay?
Trả lời:
Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66⁰33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 3: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng?
Trả lời:
Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.
Câu 4: Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Trả lời:
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: ngày đêm luân phiên, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của vật thể.
Câu 5: Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến ở bán cầu Bắc so với hướng di chuyển ban đầu lệch về bên nào?
Trả lời:
Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.
Câu 6: Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến ở bán cầu Nam so với hướng di chuyển ban đầu lệch về bên nào?
Trả lời:
Ở nửa cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh luyến lệch về bến trái so với hướng di chuyển ban đầu.
Câu 7: Mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Trả lời:
Tia sáng mặt trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất. Do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nữa không được chiếu sáng là đêm.
Câu 8: Giờ địa phương là gì?
Trả lời:
Các địa điểm nằm trên các kinh độ khác nhau sẽ có giờ khác nhau. Giờ đó gọi là giờ địa phương.
2. Thông hiểu (3 câu)
Câu 1: Mô tả hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất?
Trả lời:
Trái Đất có dạng khối cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm (hình 1). Do sự chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.
Câu 2: Mô tả hệ quả giờ trên Trái Đất?
Trả lời:
Để thuận tiện trong sinh hoạt và giao dịch, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Các địa điểm nằm trong cùng một khu vực sẽ có giờ giống nhau, gọi là giờ khu vực. Hai khu vực giờ liền nhau chênh nhau 1 giờ. Ranh giới của các khu vực giờ rất phức tạp do bị điều chỉnh theo đường biên giới của các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Câu 3: Trình bày sự lệch hướng chuyển động của vật thể?
Trả lời:
Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên các vật thể mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm lệch hướng
Lục Cô-ri-ô-lít có tác động đến hướng di chuyền của dòng sông, dòng biển, gió,... trên Trái Đất.
3. Vận dụng (4 câu)
Câu 1: Liệt kê một số quốc gia có cùng múi giờ với Việt Nam?
Trả lời:
Một số quốc gia có cùng múi giờ với Việt Nam: Thái Lan, Cam – pu – chia, In – đô – nê – xi – a.
Câu 2: Liệt kê một số quốc gia sử dụng nhiều múi giờ?
Trả lời:
Một số quốc gia sử dụng nhiều múi giờ: Nga, Mỹ, Anh, Úc, Canada, Đan Mạch,...
Câu 3. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi như thế nào về mặt sinh hoạt và đời sống?
Trả lời:
Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ thuận tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên toàn thể giới, vì các hoạt động của người dân ở các nơi khác nhau trên thế giới sẽ được thống nhất về mặt thời gian.
Câu 4: Khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?
Trả lời:
Trái Đất quay một vòng là 3600 trong thời gian 24 giờ. Vậy một khu vực giờ rộng: 360 : 24 = 150 kinh tuyến.
4. Vận dụng cao (5 câu)
Câu 1: Chung kết chương trình Sao Mai Điểm Hẹn được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023 tại Việt Nam. Khi đó ở các địa điểm Mát-xcơ-va (Nga), Tokyo (Nhật Bản) và Niu – Óoc (Mỹ) là mấy giờ?
Trả lời:
Chung kết chương trình Sao Mai Điểm Hẹn được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023 tại Việt Nam. Khi đó ở các điểm điểm
- Mát-xcơ-va (Nga) là 22 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023.
- Tokyo (Nhật Bản) là 18 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023.
- Niu – Óoc (Mỹ) là 6 giờ ngày 24 tháng 9 năm 2023.
Câu 2: Máy bay xuất phát từ Hà Nội đến Luân Đôn (Anh) lúc 20 giờ ngày 11 tháng 10 (theo giờ Việt Nam). Hỏi lúc đáp máy bay theo giờ Luân Đôn là mấy giờ, biết thời gian bay mất 15 tiếng?
Trả lời:
Lúc đáp máy bay theo giờ Luân Đôn là 18 giờ ngày 12 tháng 10.
Câu 3. Nếu Trái Đất đứng yên, không tự quay quanh trục, thì tất cả các điểm trên bề mặt Trái Đất đều không thể lần lượt có ngày và đêm. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn được chiếu sáng và một nửa luôn khuất trong bóng tối. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa khuất trong bóng tối là đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất quanh trục từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Vì vậy, nếu Trái Đất đứng yên không tự quay quanh trục thì tất cả các điểm trên bề mặt Trái Đất đều không thể lần lượt có ngày và đêm.
Câu 4. Chứng minh rằng trong cùng một lúc, ở khắp nơi trên Trái Đất không có giờ giống nhau?
Trả lời:
Trong cùng một lúc, ở khắp nơi trên Trái Đất không có giờ giống nhau vì trong cùng một lúc, trên bề mặt Trái Đất có cả ngày và đêm, tức là có đủ 24 giờ.
Câu 5. Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết Việt Nam nằm ở khu vực có múi giờ số mấy và kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam là kinh tuyến nào?
Trả lời:
- Việt Nam nằm ở khu vực múi giờ số 7.
- Kinh tuyến 1050 là kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam.