Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.

Xem: => Giáo án địa lí 6 sách cánh diều

BÀI 9: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO. NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT

(20 câu)

1. Nhận biết (7 câu)

Câu 1: Trình bày cấu tạo của vỏ Trái Đất?

Trả lời:

Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ Trái Đất, man – ti và lõi Trái Đất.

Câu 2: Phân tích cấu tạo của lõi Trái Đất?

Trả lời:

Vỏ Trái Đất chỉ dày từ 5 – 10 km đến khoảng 20 km ở đáy đại dương; nhưng ở những khu vực có các khối núi cao đồ sộ trong lục địa, vỏ Trái Đất dày đến 70 km.

 

Câu 3: Phân tích cấu tạo của lớp man – ti?

Trả lời:

Man-ti là lớp áo dày đến 2 900 km bao bọc lõi Trái Đất và chiếm gần 70% khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu là sắt, ni-ken và si-lic ở trạng thái rắn. Lớp này đã “nguội” hơn so với lõi Trái Đất nhưng nhiệt độ cũng từ khoảng 1 300 °C đến trên 2000 °C.

Câu 4: Phân tích cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất?

Trả lời:

Lõi Trái Đất là một khối cầu có bán kính gần 3 400 km, chiếm gần 30% khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu là sắt. Lõi Trái Đất lại chia thành hai lớp: lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng. Nhiệt độ ở lõi Trái Đất nóng như trên bề mặt Mặt Trời, từ khoảng 4000 °C đến 5000 °C.

Câu 5: Thạch quyển là gì?

Trả lời:

Thạch quyển là lớp vỏ của Trái Đất, gồm có vỏ Trái Đất và phần trên cùng của man – ti, dày khoảng 100 km.

Câu 6: Núi lửa là gì?

Trả lời:

Núi lửa là hiện tượng xảy ra ở nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, khối vật chất nóng chảy ở dưới sâu (gọi là mạc-ma) được đẩy lên trên theo các khe nứt, chảy tràn lên bề mặt Trái Đất dưới dạng dung nham, kèm theo các khối tro bụi khổng lồ.

Câu 7: Động đất là gì?

Trả lời:

Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất.

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1: So sánh sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man – ti và nhân?

Trả lời:

 

Vỏ Trái Đất

Lớp man – ti

Lõi Trái Đất

Độ dày

Từ 5km (ở đại dương) - 70km (ở lục địa).

Dày 2900km.

Dày khoảng 3400km

Trạng thái

- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: Trên cùng là tầng trầm tích không liên tục. Tầng Granit ở giữa chỉ có ở lục địa. Dưới cùng là tầng bazan.

- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương

- Chia thành 2 tầng:

+ Manti trên: 15 – 700 km. Trạng thái quánh dẻo.

+ Manti dưới: 700 – 2900 km. Trạng thái rắn chắc.

- Chia làm 2 tầng:

+ Nhân ngoài: sâu 2900 – 5100km, áp suất lớn 1,3 – 3,1 triệu atm, ở thể lỏng.

+ Nhân trong: từ 5100 – 6370km, áp suất 3 – 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn.

- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 1000⁰C

1500 đến 3700⁰C

5000⁰C

 

Câu 2: So sánh các loại đá hình thành nên vỏ Trái Đất?

Trả lời:

 

Đá trầm tích

Đá mác - ma

Nguồn gốc hình thành

Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất.

các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại

Ví dụ

đá sét, đá cát, đá vôi

đá granit, đá ba-dan

 

Câu 3: Phân biệt động đất và núi lửa?

Trả lời:

 

Động đất

Núi lửa

Khái niệm

Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất.

Núi lửa là hiện tượng xảy ra ở nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, khối vật chất nóng chảy ở dưới sâu (gọi là mạc-ma) được đẩy lên trên theo các khe nứt, chảy tràn lên bề mặt Trái Đất dưới dạng dung nham, kèm theo các khối tro bụi khổng lồ.

Nguyên nhân hình thành

Có nhiều nguyên nhân sinh ra động đất, nhưng chủ yếu là do tác động của những lực bên trong Trái Đất.

Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo là nguyên nhân gây ra núi lửa.

Tác động

Các trận động đất lớn ở vùng núi có thể gây ra hiện tượng đá lở, thậm chí tuyết lở, ở biển còn có thể gây ra sóng thần, tạo nên thảm hoạ kép động đất - sóng thần tàn phá các địa phương ven biển. Ở những vùng đông dân cư, động đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Núi lửa phun trào gây nhiều thảm hoạ. Tuy nhiên, phong cảnh núi lửa có giá trị du lịch, đất ở vùng xung quanh núi lửa đã tắt rất màu mỡ, gần núi lửa có thể xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt và có thể khai thác nguồn nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng.

 

Câu 4: Mô tả quá trình núi lửa phun trào?

Trả lời:

Trước khi núi lửa phun trào, có thể mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khi bốc lên ở miệng núi. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân quanh vùng phải sơ tán nhanh chóng khỏi khu vực đó.

 

3. Vận dụng (5 câu)

Câu 1: Quan sát lược đồ dưới đây và kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất?

Trả lời:

Các địa mảng lớn của Trái Đất: Mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Ấn ĐỘ - Ô-xtray-li-a, mảng Nam Cực.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người?

Trả lời:

Đặc điểm của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người:

Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, độ dày từ 5 - 70 km, rắn chắc; càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000°C. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa màng nằm kề nhau.

 

Câu 3: Trình bày vai trò của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người?

Trả lời:

Vai trò của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người:

Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

Câu 4: Nêu những hành động nên làm khi động đất xảy ra?

Trả lời:

Những hành động nên làm khi động đất xảy ra:

  • Chui xuống gầm bàn
  • Không đi thang máy
  • Không đi ô tô
  • Bảo vệ đầu

 

Câu 5: Trình bày các mức cường độ động đất?

Trả lời:

Cường độ động đất được tính bằng thang Rich-te:

  • Nhẹ (4 – 4,9 độ), các vật treo lúc lắc.
  • Trung bình (5 – 5,9 độ): nút đất, mứt công trình xây dựng, mực nước giếng thay đổi.
  • Mạnh (6 – 6,9 độ): công trình xây dựng thông thường bị sụp đổ.
  • Rất mạnh (7–7,9 độ); tàn phá nghiêm trọng, để sụt lở, đường sá bị phá huỷ.
  • Cực mạnh (8–8,9 độ): tàn phá vô cùng nghiêm trọng trên diện tích rộng.
  • Phá huỷ (≥ 9 độ); môi trường bị biển đối hoàn toàn. Rất hiểm khi xảy ra.

4. Vận dụng cao (4 câu)

Câu 1: Trình bày hệ quả của hai mảng chuyển động tách xa nhau?

Trả lời:

Hệ quả của hai mảng chuyển động tách xa nhau:

Khi các mảng chuyển động tách xa nhau, mắc-ma nóng chảy được phun trào lên ở nơi tiếp giáp giữa hai mảng tạo thành các mạch núi ngầm giữa đại dương hoặc một số đào núi lửa.

Câu 2: Trình bày hệ quả của hai mảng chuyển động xô vào nhau?

Trả lời:

Hệ quả của hai mảng xô vào nhau:

Khi các mảng chuyển động xô vào nhau, ở nơi tiếp giáp giữa hai mảng có nhiều núi lửa, thường xảy ra động đất và có thể có cả sóng thần; một số nơi hình thành các vực biển sâu.

 

Câu 3: Hiện nay vẫn có cư dân sinh sống quanh các núi lửa mặc dù núi lửa gây nhiều tác hại cho con người. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vẫn có cư dân sinh sống quanh các núi lửa mặc dù núi lửa gây nhiều tác hại cho con người do:

Quanh núi lửa (đã tắt) dung nham núi lửa bị phân hủy, tạo nên đất đỏ phì nhiêu, có sức hấp dẫn lớn về nông nghiệp đối với dân cư. Phong cảnh núi lửa có giá trị du lịch, gần núi lửa đã tất có thể xây dựng các nhà máy địa nhiệt và có thể khai thác nguồn nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng.

 

Câu 4: Nêu các biện pháp làm hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

Trả lời:

Để hạn chế những thiệt hại do động đất ở những vùng thường xảy ra động đất gây ra, người ta đã:

+ Xây nhà chịu được các chấn động lớn.

+ Lập các trạm nghiên cứu dự báo động đất.

+ Khi dự báo trước được động đất, kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay