Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.

BÀI 2: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BẢN ĐỒ

(21 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Bản đồ là gì?

Trả lời:

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái Đất.

 

Câu 2: Phép chiếu bản đồ là gì?

Trả lời:

Khi vẽ bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất sang mặt phẳng. Các chuyên gia bản đồ phải thu nhỏ bề mặt Trái Đất với địa hình phức tạp lên bề mặt quả Địa Cầu, rồi từ đó chuyển lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.

 

Câu 3: Trình bày kí hiệu bản đồ?

Trả lời:

Hệ thống các kí hiệu trên bản đồ được coi là ngôn ngữ đặc biệt của bản đồ. Người ta dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí. Kí hiệu bản đồ chứa đựng các nội dung cần phản ánh về mặt vị trí, phân bố, số lượng, sự phát triển,... trong không gian.

 

Câu 4: Kí hiệu bản đồ được chia thành các loại nào?

Trả lời:

Kí hiệu bản đồ được chia thành các loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích (hình 2.4) và chia thành các dạng: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.

 

Câu 5: Chú giải bản đồ bao gồm những yếu tố nào?

Trả lời:

Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

Câu 6: Tỉ lệ bản đồ là gì?

Trả lời:

Tỉ lệ bản đồ là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.

2. Thông hiểu (6 câu)

Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa quả Địa Cầu và bản đồ?

Trả lời:

 

Quả Địa Cầu

Bản đồ

Giống nhau

Đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.

Khác nhau

Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy).

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí bằng biểu tượng có các yếu tố bổ trợ, yếu tố nội dung.

 

Câu 2: Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón?

Trả lời:

Hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón:

Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa; các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Vĩ tuyến là các đoạn thẳng song song và vuông góc với đường kinh tuyến giữa; độ dài các đường vĩ tuyến giảm dần từ xích đạo về hai cực.

 

Câu 3: Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ?

Trả lời:

Hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình trụ:

Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả cầu. Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.

 

Câu 4: Làm thế nào để vẽ được bản đồ?

Trả lời:

Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiều. Các phép chiếu sẽ cho ra các lưới kinh, vĩ tuyến có hình dạng khác nhau.

 

Câu 5: Làm thế nào để xác định được phương hướng trên bản đồ?

Trả lời:

Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Đầu tiên của các kinh tuyến chỉ hưởng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam. Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đồng. Trên một số bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến, người ta sẽ về mũi tên chỉ hướng bắc; dựa vào đồ để xác định phương hướng trên bản đồ.

 

Câu 6: Làm thế nào để đọc được nội dung của bản đồ?

Trả lời:

Ta cần đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi đọc nội dung bản đồ.

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống?

Trả lời:

Một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống:

  • Xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (toạ độ địa lí), ở vào đới khí hậu nào,...
  • Dùng để chỉ đường.
  • Dùng trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,...
  • Dùng trong quân sự
  • Dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên, ...

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và cho biết phần đất liền nước ta tiếp giáp biển Đông ở những hướng nào?

Trả lời:

Phần đất liền nước ta tiếp giáp biển Đông ở hướng Đông, Nam và Tây Nam.

 

Câu 3: Bản đồ thông dụng hiện nay được chia thành những nhóm nào?

Trả lời:

Người ta chia bản đồ ra làm hai nhóm là nhóm bản đồ địa lí chung và nhóm bản đồ địa lí chuyên đề.

Nhóm bản đồ địa lí chung

Nhóm bản đồ địa lí chuyên đề

Nhóm bản đồ địa lí chung thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể trên bề mặt đất (tự nhiên, kinh tế, xã hội,...) như địa hình, đất, sinh vật, các điểm dân cư, đường giao thông, các vùng sản xuất, ranh giới hành chính,... Nhóm bản đồ này không tập trung làm nổi bật vào yếu tố nào.

Nhóm bản đồ địa lí chuyên đề có nội dung thể hiện tập trung một hoặc hai đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.

 

Ví dụ: Bản đồ địa lí thành phố Hà Nội, Bản đồ địa lí tỉnh Nghệ An,...

Ví dụ: Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, Bản đồ phân bố các nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam,...

 

4. Vận dụng cao (5 câu)

Câu 1: Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Bản đồ có các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng được vẽ theo phép chiếu đồ hình trụ.

- Trong phép chiếu này, tỉ lệ theo lưới chiếu các kinh tuyến, vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Xích đạo có độ dài 2R, là vĩ tuyển duy nhất không có sai số độ dài. Từ xích đạo về cực, các vĩ tuyến lần lượt bị kéo dài ra.

- Ưu điểm của phép chiếu này là góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên quả Địa Cầu, vì thế các bản đồ vẽ theo lưới chiếu này được dùng nhiều trong ngành hàng hải, hàng không.

Câu 2: Tại sao một số vùng đất trên bản đồ có sự sai khác so với hình dạng thực trên bề mặt đất?

Trả lời:

Vì khi vẽ bản đồ, mặt cong của bề mặt Trái Đất được chuyển thành mặt phẳng ở trên bản đồ, các vùng đất được biểu hiện trên bản đồ có sự biến dạng nhất định.

 

Câu 3: 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa biết bản đồ có tỉ lệ 1 : 100 000 và 1 : 700 000?

Trả lời:

- Với tỉ lệ 1 : 100 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 1km trên thực địa

- Với tỉ lệ 1 : 7 000 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 70km trên thực địa

 

Câu 4: Liệt kê một số đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính?

Trả lời:

Những đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính: thủ đô (ngôi sao đỏ), Thành phố trực thuộc trung ương ( chấm tròn tô đỏ), đường sắt (đoạn thẳng liền màu đen),...

 

Câu 5: Liệt kê một số đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên?

Trả lời:

Những đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên: phân tầng độ sâu (các hình chữ nhật màu xanh nối tiếp nhau và đậm dần), đỉnh núi, độ sâu (hình núi màu đen, bên trên ghi độ cao 3143), phân tầng độ sâu (các hình chữ nhật màu đỏ nối tiếp nhau và thay đổi màu sắc nhạt dần),...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay