Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Ôn tâp chương 2 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tâp chương 2 (P1). Tọa độ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI (PHẦN 1)

Câu 1: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo vị trí xa dần Mặt Trời?

Trả lời:

Theo vị trí xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba.

Câu 2: Vũ Trụ là gì?

Trả lời:

Vũ trụ là khoảng không gian vô cùng tận.

Câu 3: Mô tả hệ Mặt Trời?

Trả lời:

Nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng – đó là Mặt Trời Chuyển động xung quanh Mặt Trời là tâm hành tinh. Các hình ảnh, ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời còn tự quay quanh mình,

Câu 4: Vị trí Trái Đất có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lý tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

Câu 5: Nêu hình dạng và kích thước của Trái Đất?

Trả lời:

- Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu. - Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu.

- Kích thước: diện tích bề mặt là khoảng 510 triệu km - Kích thước: diện tích bề mặt là khoảng 510 triệu km2.

Câu 6: Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết hướng tự quay quanh trục của Trái Đất?

Trả lời:

Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông.

Câu 7: Trình bày sự lệch hướng chuyển động của vật thể?

Trả lời:

Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên các vật thể mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Lực làm lệch hướng

Lực Cô-ri-ô-lít có tác động đến hướng di chuyển của dòng sông, dòng biển, gió,... trên Trái Đất.

Câu 8: Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi như thế nào về mặt sinh hoạt và đời sống?

Trả lời:

Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ thuận tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên toàn thế giới, vì các hoạt động của người dân ở các nơi khác nhau trên thế giới sẽ được thống nhất về mặt thời gian.

Câu 9: Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Trả lời:

Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: ngày đêm luân phiên, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của vật thể.

Câu 10: Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến ở bán cầu Bắc so với hướng di chuyển ban đầu lệch về bên nào?

Trả lời:

Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.

Câu 11: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết hình dạng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất?

Trả lời:

Quỹ đạo của Trái Đất chuyển động theo hình elip.

Câu 12: Ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì lúc đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam thì ngược lại (nhận được ít ánh sáng và nhiệt).

Câu 13: Tại sao thời gian mùa ở hai nửa cầu lại có sự khác nhau?

Trả lời:

- Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa: - Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa:

+ Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng. + Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.

+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh. + Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.

- Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm. - Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

- Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Câu 14: Chứng minh rằng càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn, còn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.

Trả lời:

Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. Càng xa xích đạo thì thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngăn lại. Mùa đông ngược lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn.

Câu 15: Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?

Trả lời:

Các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Câu 16: Trình bày cấu tạo của la bàn?

Trả lời:

Một la bàn có những bản phần cơ bản như:

- -  Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính, thường có dạng hình thoi. Đầu kim bắc và đầu kim nam có màu khác nhau để phân biệt, đầu kim bắc thường có màu đậm hơn.

- Vòng chia độ. Trên vòng chia độ có ghi bốn hướng chính và số độ từ 0⁰ đến 360⁰. Hưởng bắc 0⁰ (360⁰), hưởng nam 180⁰, hướng đông 90⁰, hướng tây 270⁰. - Vòng chia độ. Trên vòng chia độ có ghi bốn hướng chính và số độ từ 0⁰ đến 360⁰. Hưởng bắc 0⁰ (360⁰), hưởng nam 180⁰, hướng đông 90⁰, hướng tây 270⁰.

Câu 17: Làm thế nào để sử dụng la bàn đúng cách?

Trả lời:

Khi sử dụng la bàn cần chú ý đặt la bàn thắng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại có thể ảnh hưởng tới kim nam châm. Mở chốt hãm cho kim chuyền động, đến khi kim đứng yên, ta đã xác định được hướng bắc – nam, từ đó xác định các hướng khác. Dựa vào số độ trên mặt la bàn, người ta có thể biết được độ lệch hưởng của các đối tượng địa lý so với hướng bắc.

Câu 18:  Nêu cách xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên?

Trả lời:

Dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn có thể xác định được phương hưởng một cách tương đối chính xác. Mặt Trời mọc ở hướng động và lặn ở hướng tây, từ đó xác định được các hướng khác.

Câu 19: Làm thế nào để xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn?

Trả lời:

Khi xác định phương hướng ngoài thực địa, trước hết ta cần xác định hướng Mặt Trời mọc (vào buổi sáng, ở hướng đông) hoặc hướng Mặt Trời lặn (vào buổi chiều, ở hướng tây). Từ đó xác định được hướng bắc và hướng nam. Sau khi xác định được bốn hướng chính, ta sẽ xác định được các hướng phụ.

Khi đã xác định được phương hướng, ta cần tìm một địa vật dễ phân biệt (một đỉnh núi, một cây cao, một tháp cao,...) để làm mốc định hướng di chuyển.

Câu 20: Mặt Trời mọc ở hướng nào, lặn ở hướng nào?

Trả lời:

Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay