Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Ôn tâp chương 2 (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tâp chương 2 (P2). Tọa độ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách cánh diều
ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI (PHẦN 2)
Câu 1: Kích thước của Trái Đất có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Kích thước của Trái Đất có ý nghĩa quan trọng. Nhờ xác định được kích thước và hình dạng của Trái Đất mà bằng các thiết bị định vị toàn cầu có thể xác định được tọa độ của các địa điểm trên Trái Đất, khoảng cách giữa các địa điểm,... Cũng nhờ thế, người ta có thể vẽ khá chính xác bản đồ thế giới.
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa thiên thể, sao, hành tinh và vệ tinh?
Trả lời:
Thiên thể | Sao | Hành tinh | Vệ tinh |
Thiên thể là những khối vật chất trong vũ trụ có hình dạng, kích thước khác nhau | Các thiên thể mà tự mình có ánh sáng thì được gọi là các ngôi sao. Ví du: Mặt Trời là một ngôi sao | Tám thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời được gọi là tám hành tinh. Các hành tinh không có ánh sáng, mà chỉ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời | Vệ tinh là các thiên thể chuyển động xung quanh các hành tinh |
Câu 3: Các hành tinh được chia làm mấy nhóm?
Trả lời:
Dựa vào vị trí, đặc điểm cấu tạo, chuyển động của các hành tinh mà phân ra hai nhóm hành tinh, nhóm bên trong (nằm gần Mặt Trời: Thủy, Kim, Hỏa, Trái Đất) và nhóm bên ngoài (nằm xa Mặt Trời: Sao Mộc, Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương).
Nhóm bên trong | Nhóm bên ngoài |
Nhóm bên trong có các đặc điểm là nằm gần Mặt Trời, kích thước nhỏ, cấu tạo chủ yếu bởi vật chất rắn, tỷ trọng lớn, có ít hoặc không có vệ tỉnh, thành phần hóa học chủ yếu là oxy, silic, nhôm, sắt... | Nhóm bên ngoài, nằm xa Mặt Trời, kích thước lớn, tỷ trọng nhỏ, có nhiều vệ tinh, có cấu tạo chủ yếu là các chất khí, thành phần hóa học chủ yếu gồm hydro, heli, carbon dioxide, ammoniac... Do có kích thước, khối lượng quá lớn nên nhóm hành tình này có lớp khí quyển rất đậm đặc, không có lợi cho sự tồn tại của sự sống, nên ở các hành tinh này không có sinh vật. |
Câu 4: Nêu quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh?
Trả lời:
Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với quỹ đạo có dạng gần tròn và quay theo chiều ngược kim đồng hồ (từ tây sang đông).
Câu 5: Mô tả vũ trụ?
Trả lời:
Trong vũ trụ bao la có vô số hệ Thiên Hà. Hệ Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tỉnh của nó (tức hệ Mặt Trời) được gọi là dải Ngân Hà.
Câu 6: Quan sát hình dưới đây và cho biết vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến ở bán cầu Nam so với hướng di chuyển ban đầu lệch về bên nào?
Trả lời:
Ở nửa cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh luyến lệch về bên trái so với hướng di chuyển ban đầu.
Câu 7: Mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Trả lời:
Tia sáng mặt trời mang lại ánh sáng cho Trái Đất. Do Trái Đất có dạng hình cầu nên bao giờ cũng chỉ có một nửa Trái Đất được chiếu sáng, còn nửa kia bị bóng tối bao phủ. Nửa được chiếu sáng là ngày, nữa không được chiếu sáng là đêm.
Câu 8: Giờ địa phương là gì?
Trả lời:
Các địa điểm nằm trên các kinh độ khác nhau sẽ có giờ khác nhau. Giờ đó gọi là giờ địa phương.
Câu 9: Mô tả hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất?
Trả lời:
Trái Đất có dạng khối cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm (hình 1). Do sự chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.
Câu 10: Mô tả hệ quả giờ trên Trái Đất?
Trả lời:
Để thuận tiện trong sinh hoạt và giao dịch, người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Các địa điểm nằm trong cùng một khu vực sẽ có giờ giống nhau, gọi là giờ khu vực. Hai khu vực giờ liền nhau chênh nhau 1 giờ. Ranh giới của các khu vực giờ rất phức tạp do bị điều chỉnh theo đường biên giới của các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Câu 11: Nêu đặc điểm của trục Trái Đất trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời?
Trả lời:
Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất có các đặc điểm:
– Nghiêng một góc không đổi là 66°33' so với mặt phẳng quỹ đạo.
– Hướng nghiêng của trục không đổi trong suốt quá trình chuyển động.
Câu 12: Trình bày hệ quả mùa trên Trái Đất?
Trả lời:
Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng dẫn đến bán cầu Bắc và bán cầu Nam luân phiên ngày về phía Mặt Trời,
Bản cầu nào ngả về phía Mặt Trời sẽ có góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, khi ấy là mùa nóng của bán cầu đó. Cùng lúc, bán cầu không ngã về phía Mặt Trời có góc chiếu của tia sáng mặt trời nhỏ, nhận được Ít ánh sáng và nhiệt, khi ấy là mùa lạnh của bán cầu đó.
Câu 13: Trình bày hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa?
Trả lời:
Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng nên độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm có sự thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.
Câu 14: So sánh sự khác nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam ở ngày 22/6 và ngày 22/12?
Trả lời:
Thời gian Địa điểm | Ngày 22/6 | Ngày 22/12 | ||
Mùa | Thời gian ngày - đêm | Mùa | Thời gian ngày - đêm | |
Nửa cầu Bắc | Nóng | Thời gian ngày dài hơn đêm | Lạnh | Thời gian ngày ngắn hơn đêm |
Nửa cầu Nam | Lạnh | Thời gian ngày ngắn hơn đêm | Nóng | Thời gian ngày dài hơn đêm |
Câu 15: Quan sát hình dưới đây và cho biết nhiệt độ và ánh sáng ngày 23/9 trên bề mặt Trái Đất được phân phối như thế nào?
Trả lời:
Ngày 23/9 nhiệt độ và ánh sáng trên bề Mặt Trái Đất phân phối đều ở cả hai nửa cầu.
Câu 16: Nêu cách xác định phương hướng bằng la bàn cầm tay?
Trả lời:
Nếu dùng la bàn cầm tay, cần đợi khi kim la bàn ngừng dao động rồi mới xác định hướng bắc (đầu kim có màu đỏ, hoặc xanh,... hoặc có hình dáng đặc biệt để phân biệt là đầu chỉ hướng bắc). Hướng ngắm của la bàn (đối với loại la bàn có đầu ngắm) hoặc kẻ một đường tưởng tượng từ tâm la bàn đến một điểm chuẩn (vật chuẩn) cho hướng chính xác từ chỗ ta đặt la bàn đến vật chuẩn so với hướng bắc.
Câu 17: Nêu cách xác định phương hướng bằng la bàn trong điện thoại thông minh?
Trả lời:
Dùng la bàn trong điện thoại thông minh rất tiện lợi và chính xác. Khi mới bật la bàn lên, cần xoay chiếc điện thoại một vòng (hoặc theo hình số 8) để la bàn chỉ chính xác phương hướng.
Câu 18: Nêu một số cách xác định phương hướng ngoài thực tế bằng các hiện tượng tự nhiên?
Trả lời:
Một số cách xác định phương hướng ngoài thực tế bằng các hiện tượng tự nhiên:
- Quan sát tán cây: tán cây hướng nhiều hơn về phía có nhiều ánh nắng mặt trời - Quan sát tán cây: tán cây hướng nhiều hơn về phía có nhiều ánh nắng mặt trời
- Quan sát hướng gió chủ yếu (hướng gió thịnh hành): ở nước ta về mùa đông có các đợt gió mùa đông bắc, còn về mùa hạ có gió mùa tây nam. - Quan sát hướng gió chủ yếu (hướng gió thịnh hành): ở nước ta về mùa đông có các đợt gió mùa đông bắc, còn về mùa hạ có gió mùa tây nam.
Câu 19: Quan sát hình dưới đây và xác định phương hướng khi quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng?
Trả lời:
Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo bóng nắng. Lấy một cây sào, dài khoảng 2 m. Cắm sào xuống đất cho đứng thẳng giữa bãi trống. Giả sử, ta quan sát bóng của đầu cây sào vào khoảng 9 giờ sáng. Lấy một vật nhỏ, chẳng hạn một hòn sỏi đánh dấu vị trí của bóng nắng ấy (vị trí A). Khoảng 15 phút sau, Mặt Trời dịch về phía tây, bóng nắng dịch về phía đông. Lấy một hòn sỏi thứ hai đánh dấu vị trí của bóng nắng đầu cây sào (vị trí).
Đứng đặt hai gót chân ở vị trí của hai hòn sỏi. Hòn sỏi thứ nhất ở gót chân trái. Hòn sỏi thứ hai ở gót chân phải. Mắt nhìn về phía trước. Đó là hướng bắc.
Câu 20: Bạn Nam cùng gia đình đi du lịch ở Quảng Ninh. Gia đình bạn Nam nên đi về hướng nào để đến được địa điểm du lịch biết rằng điểm xuất phát ở thành phố Hà Nội?
Trả lời:
Đi từ Hà Nội về Quảng Ninh, gia đình bạn Nam phải đi về hướng Đông.