Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Ôn tâp chương 4 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tâp chương 4 (P2). Tọa độ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (PHẦN 2)

Câu 1: Nêu các đặc điểm chính của tầng đối lưu?

Trả lời:

Đặc điểm chính của tầng đối lưu:

- 7 - 16 km (7km ở cực 16km ở xích đạo) - 7 - 16 km (7km ở cực 16km ở xích đạo)

- Tập trung tới 90% không khí, 99% hơi nước - Tập trung tới 90% không khí, 99% hơi nước

- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6⁰C. - Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6⁰C.

- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp… - Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp…

Câu 2: Nêu các đặc điểm chính của tầng bình lưu?

Trả lời:

Đặc điểm chính của tầng bình lưu: 16 - 55km, có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

Câu 3: Nêu các đặc điểm chính của các tầng cao của khí quyển?

Trả lời:

Đặc điểm chính của các tầng cao của khí quyển (tầng giữa, tầng nhiệt, tầng ngoài cùng): trên 55km, không khí cực loãng.

Câu 4: Liệt kê các đai áp cao và đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất?

Trả lời:

- Các đai áp cao: đai áp cao cực, hai áp cao chí tuyển - Các đai áp cao: đai áp cao cực, hai áp cao chí tuyển

- Các đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất: áp thấp ôn đới và áp thấp xích đạo - Các đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất: áp thấp ôn đới và áp thấp xích đạo

Câu 5: Khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là đại dương có đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm của khối khí nhiệt đới có bề mặt tiếp xúc là đại dương là nóng và ẩm.

Câu 6: Các khối khí được phân chia theo những yếu tố nào?

Trả lời:

 - Để phân biệt các khối khí, người ta dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới lạnh, cực.

 - Dựa vào nhiệt độ, khối khí được chia ra thành khối khí lạnh và khối khí nóng.

 - Dựa vào bề mặt tiếp xúc, khối khí được chia ra thành khối khí đại dương và khối khí lục địa. Khối khí lục địa có tính chất khô, còn khối khí đại dương có tính chất ẩm.

Câu 7: Oxi, hơi nước và khí cacbonic có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và đời sống?

Trả lời:

Vai trò của oxy, hơi nước và khí cacbonic đối với tự nhiên và đời sống:

 - Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,...

 - Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,...

 - Khí cacbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,...

Câu 8: Căn cứ vào đâu để chia ra khối khí nóng, khối khí lạnh và khối khí đại dương, khối khí lục địa?

Trả lời:

- Căn cứ vào nhiệt độ, chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh. - Căn cứ vào nhiệt độ, chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh.

- Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa. - Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.

Câu 9: Phân biệt bão và áp thấp nhiệt đới?

Trả lời:

Bão và áp thấp nhiệt đới đều là xoáy thuận nhiệt đới, hình thành trên biển nhiệt đới.

- Vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 đến cấp 7 (từ 17- 20 m/s hay 39 đến 61 km/h) được gọi là áp thấp nhiệt đới. - Vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 đến cấp 7 (từ 17- 20 m/s hay 39 đến 61 km/h) được gọi là áp thấp nhiệt đới.

- Từ cấp 8 trở lên (trên 39 m/s hay trên 62 km/h) được gọi là bão. - Từ cấp 8 trở lên (trên 39 m/s hay trên 62 km/h) được gọi là bão.

Trong quá trình phát triển, một áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, hoặc ngược lại, một cơn bão có thể suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới.

Câu 10: Thời tiết và khí hậu khác nhau ở điểm nào?

Trả lời:

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi. - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm. - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.

Câu 11: Trình bày sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời?

Trả lời:

Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều. Nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn và thời gian chiếu sáng càng dài thì càng nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Chính vì vậy, trên bề mặt Trái Đất được chia ra thành năm vòng đai nhiệt. Tương ứng với các vòng đai nhiệt, trên bề mặt Trái Đất cũng chia ra thành năm đới khí hậu.

Câu 12: Trình bày đặc điểm của đới nóng?

Trả lời:

Đới nóng (hay nhiệt đới) là nơi có lượng nhiệt cao, quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi ở khu vực này là gió Tin phong. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.000 mm đến 2.000 mm.

Câu 13: Trình bày đặc điểm của đới ôn hòa?

Trả lời:

Hai đới ôn hoà (hay ôn đới) là nơi có lượng nhiệt trung bình. Trong năm có bốn mùa rõ rệt. Gió thường xuyên thổi ở khu vực này là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 500mm đến 1000 mm.

Câu 14: Trình bày đặc điểm của đới lạnh?

Trả lời:

Hai đới lạnh (hay hàn đới) là khu vực giả lạnh và có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi ở khu vực này là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500 mm

 

Câu 15: Tại sao lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều?

Trả lời:

Sự phân bố lượng mưa trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, khí áp, địa hình, gió, dòng biển,... Do vậy, lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều. Nơi có dòng biển nóng đi qua, nơi sườn đón gió, nơi có áp thấp đều là những nơi có lượng mưa nhiều.

Câu 16: Chứng minh rằng càng lên cao càng lạnh?

Trả lời:

- Các vị trí trên cao thường lạnh hơn nhiều so với các khu vực gần mực nước biển. - Điều này là do áp suất không khí thấp. Không khí nở ra khi nó tăng lên và càng ít phân tử khí (bao gồm nitơ, oxy và cácbonđiôxít) thì càng có ít cơ hội va vào nhau hơn. Ở độ cao khoảng 8.000 m, cơ thể con người không thể tồn tại được và bắt đầu ngừng hoạt động. Những người leo núi gọi độ cao này là “tử địa". - Các vị trí trên cao thường lạnh hơn nhiều so với các khu vực gần mực nước biển. - Điều này là do áp suất không khí thấp. Không khí nở ra khi nó tăng lên và càng ít phân tử khí (bao gồm nitơ, oxy và cácbonđiôxít) thì càng có ít cơ hội va vào nhau hơn. Ở độ cao khoảng 8.000 m, cơ thể con người không thể tồn tại được và bắt đầu ngừng hoạt động. Những người leo núi gọi độ cao này là “tử địa".

Câu 17: Nêu một số biện pháp phòng tránh thiên tai?

Trả lời:

Đề phòng tránh thiên tai hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu:

- Trước khi thiên tai xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...); - Trước khi thiên tai xảy ra cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản,...);

- Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...; - Khi thiên tai xảy ra cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,...;

- Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…). - Sau khi thiên tai xảy ra cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…).

Câu 18: Nêu một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

Trả lời:

Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

 - Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng,

 - Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp,

 - Hạn chế dùng túi nilon, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

Câu 19: Nêu một số ví dụ chứng minh khí hậu Trái Đất đang bị biến đổi?

Trả lời:

Khí hậu của Trái Đất đang biến đổi:

+ Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết… + Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết…

+ Trong những năm gần đây vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại. + Trong những năm gần đây vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại.

+ Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74⁰C trong thế kỷ qua... + Theo thống kê, 10 năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74⁰C trong thế kỷ qua...

Câu 20: Tại sao các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí các – bo – nic để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Trả lời:

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic vì: Chính khí cac-bô-níc đã góp phần làm cho toàn cầu nóng lên và tác động mạnh đến nhiều môi trường khác, đặc biệt ô nhiễm môi trường không khí có thể mang đến nhiều bệnh tật và mang đi sinh mạng của nhiều con người.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay