Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều Ôn tâp chương 6

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tâp chương 5(P1). Tọa độ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 6 Cánh diểu.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6. ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

Câu 1: Đất là gì?

Trả lời:

Đất là một lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ Trái Đất, có độ dày chỉ từ vài xăng –ti – mét như ở vùng đồng rêu gần Bắc Cực, cho đến khoảng 2 – 3m ở vùng nhiệt đới nóng ẩm.

Câu 2: Đất bao gồm những thành phần nào?

Trả lời:

Đất bao gồm 4 thành phần chính: khoáng vật trong đất, chất hữu cơ trong đất, nước trong đất và không khí trong đất.

Câu 3: Đất được hình thành do đâu?

Trả lời:

Đất được hình thành do tác động đồng thời của năm nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.

Câu 4: Khoáng vật trong đất là gì?

Trả lời:

Khoáng vật trong đất là những hợp chất tự nhiên, được hình thành do các quá trình phong hoá khác nhau xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất.

Câu 5: Chất hữu cơ trong đất là gì?

Trả lời:

Chất hữu cơ trong đất là những tàn tích sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) chưa hoặc đang phân giải và những chất hữu cơ đã được phân giải, được gọi là chất mùn.

Câu 6: Độ phì là gì?

Trả lời:

Độ phì là khả năng đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố cần thiết khác như nhiệt độ, không khí,… cho cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 7: Phân tích tính chất của các tầng đất?

Trả lời:

Khi ta đào đất theo chiều thẳng đứng sẽ thấy xuất hiện các tầng đất khác nhau. Ở các địa điểm khác nhau thì độ dày, màu sắc của các tầng đất cũng khác nhau, phản ánh quá trình hình thành và tính chất của đất.

Câu 8: Phân tích các nhân tố hình thành đất?

Trả lời:

- Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau. - Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau.

- Khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. - Khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất. Vi sinh vật phân huỷ xác động, thực vật đề hình thành mùn. Động vật sống trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp hơn. - Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất. Vi sinh vật phân huỷ xác động, thực vật đề hình thành mùn. Động vật sống trong đất có tác dụng làm đất tơi xốp hơn.

- Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất - Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất

- Thời gian: Trong cùng một điều kiện hình thành như nhau, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn. - Thời gian: Trong cùng một điều kiện hình thành như nhau, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn.

Câu 9: Để phân thành các nhóm đất khác nhau cần dựa vào những nhân tố nào?

Trả lời:

Dựa vào quá trình hình thành và tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác nhau. Trong đó đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn và đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.

Câu 10: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên một số loại đất chính ở đới nhiệt đới và xích đạo?

Trả lời:

Một số loại đất chính ở đới nhiệt đới và xích đạo: đất feralit đỏ vàng, đất feralit đỏ, đất đỏ và đỏ nâu xa – van, đất đen và xám.

Câu 11: Sinh vật là gì?

Trả lời:

Sinh vật bao gồm cả thực vật, động vật, vi sinh vật và các dạng sống khác. Chúng tồn tại ở trong đất, trong nước và trong không khí.

Câu 12: Sự đa dạng của sinh vật thể hiện ở điều gì?

Trả lời:

Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm đi do sự tác động của môi trường sống và tác động của con người.

Câu 13: Thực vật trên lục địa có những đặc điểm nào?

Trả lời:

Giới thực vật trên lục địa hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu. Tuy theo điều kiện khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) mà ở tùng đới xuất hiện các kiểu thảm thực vật khác nhau.

Câu 14: Nêu đặc điểm của giới động vật?

Trả lời:

Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

Câu 15: Nêu cấu trúc của rừng nhiệt đới?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng rừng phân tán.

Câu 16: Nêu các tầng của thảm thực vật rừng nhiệt đới?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới bao gồm: tầng thảm tươi, tầng dưới tán, dây leo thân gỗ, cây thuộc tầng tán chính và cây thuộc tầng vượt tán.

Câu 17: So sánh sự khác nhau về thực vật giữa các đới khí hậu?

Trả lời:

- Ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,... - Ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,...

- Ở đới ôn hoà có rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,.... - Ở đới ôn hoà có rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,....

- Ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên. - Ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên.

Câu 18: So sánh mức độ tác động của khí hậu đến động vật và thực vật?

Trả lời:

Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Câu 19: Phân biệt thực vật giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng lá kim và rừng đài nguyên?

Trả lời:

 - Rừng mưa nhiệt đới: cây cối rậm rạp, xanh tốt, thành phần loài phong phú, từ cây cỏ, dây leo, cộng sinh, kí sinh và cây gỗ lớn.

 - Rừng lá kim: cây thân gỗ, thành phần loài ít.

 - Đài nguyên: không có cây thân gỗ, chủ yếu các loài thân cỏ, rêu, địa y thấp lùn, thưa thớt.

Câu 20: Trình bày sự phân bố của sinh vật trên thế giới

Trả lời:

Trên lục địa, thực vật và động vật đều rất đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hoà. Ở đới lạnh và vùng có độ cao từ 6 000 m trở lên, sinh vật chủ yếu là các loài đặc hữu.

Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất phong phú và đa dạng do môi trường sống ở biển và đại dương ít bị biến động hơn so với trên đất liền. Chúng sống ở tất cả các tầng của đại dương, kể cả ở các vùng biển khơi sâu tới vùng vực thẳm đáy đại dương. Ước tính động vật, thực vật ở biển và đại dương có khoảng 200.000 loài, riêng cá biển có khoảng trên 19.000 loài.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay