Câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1: Châu Âu (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Châu Âu (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

CHÂU ÂU

Câu 1: Kích thước và hình dạng của châu Âu có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Châu Âu có diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km², chỉ lớn hơn châu Đại Dương. Đường bờ biển dài khoảng 43.000 km, bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh. Ngoài ra, châu Âu còn có nhiều đảo và quần đảo.

Câu 2: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu?

Trả lời:

Châu Âu là châu lục ở phía tây của lục địa Á - Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc. Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 36°B đến 710B.

Châu Âu có ba mặt giáp biển và đại dương: phía bắc giáp Bắc Băng Dương; phía tây giáp Đại Tây Dương; phía nam giáp Địa Trung Hải. Phía đông có dây Ural (Ural), là ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với châu Á.

Câu 3: Địa hình châu Âu được chia thành những khu vực nào?

Trả lời:

Địa hình châu Âu khá đơn giản, chia làm hai khu vực địa hình chính:

- Địa hình đồng bằng

- Địa hình miền núi: Địa hình núi già và địa hình núi trẻ

Câu 4: Trình bày đặc điểm các đới khí của châu Âu?

Trả lời:

Khí hậu châu Âu phân hoá đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu:

– Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực. Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.

– Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm hai kiểu khí hậu:

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây. Khí

hậu điều hoà, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường

trên 0°C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục. So với kiểu khí hậu ôn đới hải dương, kiểu khí hậu này có mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, có tuyết rơi nhiều; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông.

– Đới khí hậu cận nhiệt: phân bố ở phía nam châu lục với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ nóng, khô; mùa đông ẩm, có mưa rào; lượng mưa ở mức trung bình.

– Ngoài ra, ở các khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đình núi thường có băng tuyết bao phủ.

Câu 5: Ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.

Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hoà hơn.

Câu 6: Trình bày quy mô dân số ở châu Âu?

Trả lời:

Năm 2020, số dân châu Âu đạt khoảng 747,6 triệu người (bao gồm cả số dân của Liên bang Nga), chiếm gần 10% số dân thế giới và xếp thứ tư trong các châu lục. Hiện nay, quy mô dân số châu Âu tăng chậm.

Câu 7: Trình bày tỉ suất gia tăng dân số ở châu Âu?

Trả lời:

Tỷ suất tăng dân số tự nhiên của châu  u rất thấp, thậm chí có năm xuống đến giá trị âm (-0,1% năm 2020). Những năm gần đây, số dân châu Âu tăng chủ yếu là do nhập cư.

Câu 8: Trình bày đặc điểm về cơ cấu dân số châu Âu theo giới tính?

Trả lời:

Cơ cấu dân số theo giới tính: Trong giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có tỉ lệ nữ cao hơn nam và

đang có sự thay đổi. Điều này ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, vẫn để chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.

Câu 9: Trình bày đặc điểm về cơ cấu dân số châu Âu theo trình độ học vấn?

Trả lời:

Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn: Dân cư châu Âu có trình độ học vẫn cao. Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm thuộc nhóm cao trên thế giới. Trình độ học vấn cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia châu Âu.

Câu 10: Trình bày đặc điểm di cư ở châu Âu?

Trả lời:

Từ thế kỉ XV, với các cuộc phát kiến địa lí, người châu Âu đã di cư đến khai phá các vùng đất mới ở châu Mỹ.

Từ giữa thế kỉ XX đến nay, người nhập cư vào châu Âu tăng mạnh. Năm 2020, châu Âu tiếp nhận khoảng 86,7 triệu người di cư quốc tế.

Câu 11: Trình bày đặc điểm nguồn nước ở châu Âu?

Trả lời:

Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu phong phú, trong đó, lượng nước từ sông và nước ngắm chiếm khoảng 88%, từ các hồ chiếm khoảng 12%. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chiếm hơn 60% tổng lượng nước ngọt sử dụng hằng năm ở châu Âu.

Câu 12: Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào ở châu Âu?

Trả lời:

Trong những năm gần đây, châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, như các đợt nắng nóng bất thường xảy ra ở các nước Bắc Âu, nắng nóng cũng đã gây ra những trận cháy rừng tàn khốc ở một số quốc gia Nam Âu; gây hậu quả nghiêm trọng tại một số quốc gia ở Tây và Trung Âu.

Câu 13: Nêu những hành động mà châu Âu thực hiện để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Trả lời:

Đề ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước châu Âu đã có nhiều hành động cụ thể như:

- Trồng rừng và bảo vệ rừng: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vì rừng hấp thụ khí CO, gây hiệu ứng nhà kính. Rừng còn làm giảm nguy cơ lũ lụt và giảm thiểu hạn hán.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều,...

Câu 14: Tổ chức tiền thân của Liên minh châu Âu là gì?

Trả lời:

Tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập với 6 quốc gia thành viên là Đức, Pháp, I-ta-li-a, Hà Lan, Bỉ, Lúc-xem-bua (Luxembourg). Đến năm 2020, sau khi Anh rời Liên minh châu Âu, tổ chức này có 27 quốc gia thành viên.

Câu 15: Hệ thống tiền tệ chung của châu Âu là gì?

Trả lời:

Đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) bắt đầu được sử dụng từ năm 2002. Đến năm 2020, có 19 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu sử dụng Ơ-rô là đồng tiền chính thức của quốc gia mình.

Câu 16: Liên minh châu Âu có quy mô GDP hàng đầu thế giới. Giải thích tại sao?

Trả lời:

EU đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Năm 2019, mặc dù chỉ chiếm 2,8 % diện tích và 6,6 % dân số nhưng GDP của EU cao hàng đầu thế giới.

Câu 17: Liên minh châu Âu là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới. Giải thích tại sao?

Trả lời:

EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung, ở đó các quốc gia thành viên được tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn) và sử dụng một đồng tiền chung (Ơ-rô). Nhờ những thành công này, EU trở thành một trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới.

EU là trung tâm tài chính lớn. Tại đây tập trung nhiều ngân hàng, tập đoàn tài chính, các công ty bảo hiểm và sàn chứng khoán quan trọng hàng đầu, có tác động đến hệ thống tài chính và tiền tệ của thế giới.

Câu 18: Liên minh châu Âu có nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng trên thế giới. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Nhiều sản phẩm công nghiệp của EU nổi tiếng trên thế giới với chất lượng cao, có mặt trên các thị trường lớn và đủ sức cạnh tranh với những trung tâm kinh tế khác như: máy bay, ô tô, thiết bị điện tử, dược phẩm,...

Năm 2019 có 18,5 triệu ô tô được sản xuất tại EU, chiếm khoảng 20% trong tổng

số ô tô được sản xuất trên toàn thế giới. EU cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều hãng xe ô tô nổi tiếng.

EU hiện sản xuất khoảng một nửa số máy bay trên toàn thế giới, trong đó E-bớt là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Ngoài sản xuất máy bay, EU còn là khu vực sản xuất tên lửa đứng thứ ba thế giới, sau Hoa Kỳ và Liên bang Nga.

Câu 19: Liên minh châu Âu trở thành khu vực kinh tế lớn của thế giới nhờ những yếu tố chủ yếu nào?

Trả lời:

Những yếu tố chủ yếu làm cho Liên minh châu Âu trở thành khu vực kinh tế lớn của thế giới:

- Đội ngũ đông đảo người lao động có trình độ văn hóa cao, tay nghề thành thạo.

- Nền khoa học tiên tiến.

Câu 20: Việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU bởi:

+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

+ Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.

+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay