Câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 3: Châu Phi (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Châu Phi (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3
CHÂU PHI
Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của châu Phi?
Trả lời:
Vị trí địa lí của châu Phi:
Châu Phi nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam, bán cầu Đông và bán cầu Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Châu Phi được bao bọc bởi Ấn Độ Dương ở phía đông và Đại Tây Dương ở phía tây. Phía bắc, châu Phi tiếp giáp với châu u qua Địa Trung Hải, phía đông bắc tiếp giáp với châu Á qua Biển Đỏ và bán đảo Xi-nai (Sinai). Nơi hẹp nhất trên bán đảo Xi-nai, người ta đã đào một kênh nổi Biển Đỏ với Địa Trung Hải, đó là kênh Xuy-ê.
Câu 2: Trình bày hình dạng và kích thước của châu Phi?
Trả lời:
Hình dạng và kích thước của châu Phi:
Diện tích châu Phi hơn 30 triệu km2, là châu lục lớn thứ ba trên thế giới. Hình dạng châu Phi có dạng khối, đường bờ biển ít bị chia cắt. Vịnh biển lớn nhất là vịnh Ghi-nê (Guinea) và bán đảo lớn nhất là bán đảo Xô-ma-li (Somali). Ma-đa-ga-xca (Madagascar) là đảo lớn nhất châu Phi.
Câu 3: Phân biệt các dạng địa hình chính của châu Phi?
Trả lời:
Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.
Các sơn nguyên, nơi có nhiều đình núi cao hơn 4.000 m, phân bố chủ yếu ở phía đông và nam như: sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a (Ethiopia), sơn nguyên Đông Phi,...
Các bồn địa xen giữa những vùng đất cao, điển hình như: bồn địa Công-gô (Congo), bồn địa Ca-la-ha-ri (Kalahari), bồn địa Sát (Chad)....
Châu Phi là nơi có những hoang mạc rộng lớn và rất khô hạn như: Xa-ha-ra (Sahara), Na-míp (Namib),...
Phía bắc và nam châu Phi có một số dãy núi như: Át-lát (Atlas), Đrê-ken-béc (Drakensberg)...
Các đồng bằng thấp có diện tích nhỏ, phân bố ở ven biển như: đồng bằng châu thổ sông Nin (Nile), các đồng bằng ven vịnh Ghi-nê,...
Câu 4: Đường bờ biển có tác động như thế nào tới khí hậu châu Phi?
Trả lời:
- Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ. Vì thế, khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển lớn, ảnh hưởng của biển không thể vào sâu trong lục địa khu vực Bắc Phi.
- Khoảng cách từ trung tâm Nam Phi đến bờ biển nhỏ hơn khoảng cách Khoảng cách trung thành thường biển có thể vào sâu trong địa Nam Phi.
Chính vị thế, mặc dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua, những ảnh hưởng biển rõ hơn Bắc Phi. Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi.
Câu 5: Tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?
Trả lời:
Hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi là bởi:
+ Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.
+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – u, một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á – u thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.
+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.
Câu 6: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa của châu Phi?
Trả lời:
Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.
Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2000mm.
Dòng biển nóng Mô-dăm-bích, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 200mm đến 2000mm.
Câu 7: Trình bày đặc điểm dân cư của châu Phi?
Trả lời:
Châu Phi là châu lục đông dân đứng thứ hai thế giới (sau châu Á). Năm 2020, châu Phi có số dân hơn 1,3 tỷ người, chiếm hơn 17% số dân thế giới. Dân số châu Phi vẫn còn tăng nhanh.
Câu 8: Trình bày cơ cấu dân số ở châu Phi?
Trả lời:
Châu Phi có cơ cấu dân số trẻ với số dân trong và dưới tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Năm 2020, số người trong độ tuổi 0 – 14 tuổi chiếm khoảng 40,6% số dân và số người trong độ tuổi 15 – 64 tuổi chiếm 55,9% số dân.
Dân số đông, tăng nhanh cùng với số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao tạo ra nhiều áp lực đối với phát triển kinh tế - xã hội như giải quyết việc làm, đói nghèo,...
Câu 9: Phân tích vấn đề nạn đói ở nhiều quốc gia châu Phi?
Trả lời:
Nạn đói vẫn còn xảy ra ở nhiều quốc gia châu Phi, đặc biệt ở khu vực Nam Xa-ha-ra do điều kiện canh tác hạn chế, xung đột vũ trang dẫn đến sản lượng lương thực không đủ để cung cấp cho người dân. Hằng năm, một số quốc gia ở châu Phi cần cứu trợ khẩn cấp về lương thực.
Câu 10: Phân tích vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi?
Trả lời:
Hiện nay, một số khu vực của châu Phi đang diễn ra các cuộc xung đột quân sự do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, do cạnh tranh về tài nguyên,... gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường thiên nhiên,...
Câu 11: Việc chăm sóc và bảo vệ các di sản lịch sử ở châu Phi gặp những khó khăn gì?
Trả lời:
Việc chăm sóc và bảo vệ các di sản như công tác trùng tu, bảo tồn gặp khó khăn do nguồn kinh phí lớn, nguy cơ xung đột quân sự, hoạt động khủng bố, ảnh hưởng của thiên tai,... làm cho các công trình bị phá huỷ, xuống cấp. Để bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản này đòi hỏi sự chung tay bảo vệ của chính quyền và nhân dân các nước châu Phi cũng như cộng đồng quốc tế.
Câu 12: Sự xung đột tộc người ở châu Phi diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Châu Phi có nhiều tộc người, với hàng nghìn thổ ngữ khác nhau.
Trước đây, thực dân châu u thành lập các quốc gia ở châu Phi trên lãnh thổ của các tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo,... và lợi dụng điều này nhằm thực hiện chính sách chia để trị.
Chính quyền nhiều nước thường nằm trong tay các thủ lĩnh của một vài tộc người. Điều đó đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau, dẫn đến xung đột biên giới và nội chiến liên miên (như ở Li-bê-ri-a, Ê-ti-ô-pi-a, Xu-đăng, Xô-ma-li, Bu-run-đi, Ru-an-đa,...), gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế – xã hội và tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.
Nền kinh tế của nhiều nước châu Phi vẫn là tự cấp, tự túc. Việc trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá còn quá ít, khiến sự ngăn cách giữa các bộ tộc càng thêm nặng nề.
Câu 13: Giải thích tại sao kế hoạch hóa rất khó thực hiện ở châu Phi?
Trả lời:
Vấn đề kế hoạch hóa rất khó thực hiện ở châu Phi vì gặp các trở ngại của tập tục, truyền thống, sự thiếu hiểu biết về khoa học – kĩ thuật,..
Câu 14: Cuộc xung đột sắc tộc ở châu Phi dẫn đến những hậu quả gì?
Trả lời:
- Hình thành những làn sóng người tị nạn từ vùng có chiến tranh hoặc xung đột sắc tộc đến những nơi an toàn hơn.
- Làng mạc, thành phố bị tàn phá, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền, đồng ruộng bị phá hủy, đốt cháy, bỏ hoang, sản xuất đình trệ, mức sống bị hạ thấp,...
- Những nơi tiếp nhận người tị nạn có nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết: nạn thất nghiệp, bệnh tật, tiếp tế nước sạch, thực phẩm, thuốc men, phòng chống dịch bệnh, suy dinh dưỡng...
- Sự đoàn kết thống nhất trong một nước giữa các dân tộc, các sắc tộc,... không bền vững, mầm mống bất ổn định kinh tế – xã hội vẫn duy trì lâu dài, cản - trở sự phát triển kinh tế đất nước.
Câu 15: Tại sao những vùng ven cảng biển là nơi phân bố các thành phố lớn của châu Phi
Trả lời:
Trong suốt một thời gian dài (từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), châu Phi là thuộc địa. Các thành phố cảng là nơi để chuyển các tài nguyên khai thác ở châu Phi về các nước chính quốc. Vì vậy các thành phố lớn của châu Phi thường là các thành phố Cảng.
Câu 16: Trình bày sự đa dạng sinh học của châu Phi?
Trả lời:
Châu Phi nổi tiếng với sự đa dạng của các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, nạn săn trộm và mua bán bất hợp pháp các sản phẩm như ngà voi, sừng tê giác,... làm cho số lượng các loài động vật hoang dã suy giảm đáng kể. Đây chính là vấn đề nan giải của châu Phi trong công cuộc bảo vệ thiên nhiên.
Câu 17: Trình bày sự đa dạng tài nguyên khoáng sản của châu Phi?
Trả lời:
Châu Phi chiếm tới 12% trữ lượng dầu mỏ, 10% trữ lượng khí tự nhiên và 10% nguồn nước sạch có thể tái tạo của thế giới. Châu lục này cũng cung cấp tới 80% nhu cầu bạch kim, 40% nhu cầu kim cương, 25% nhu cầu vàng và 27% cô-ban (cobalt) cho thế giới; đồng thời sở hữu nguồn tài nguyên đất nông nghiệp phong phú và hệ động, thực vật quý giá.
Câu 18: Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới như thế nào?
Trả lời:
Môi trường nhiệt đới có hệ động vật và thực vật đặc trưng, do đó, nhiều quốc gia đã tận dụng ưu thế này để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch. Một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,... đang được khai thác.
Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn, đang được khai thác để trồng cây công nghiệp (cà phê, chê), cây ăn quả xuất khẩu. Ở các vùng ven sa mạc, người dân tham gia các dự án trồng rừng ngăn chặn hiện tượng sa mạc hoá. Đối với khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, các loại cây trồng như lạc, bông và vật nuôi như dê, cừu... được lựa chọn để phù hợp với điều kiện tự nhiên. Tuy vậy, thoái hoá đất và nguồn nước hạn chế là những khó khăn đáng kể của người dân sinh sống trong môi trường này.
Câu 19: Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt như thế nào?
Trả lời:
Ở khu vực ven Địa Trung Hải và rịa Nam Phi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt như lúa mì, nho, ô liu và chân nuôi cứu. Hoạt động du lịch nghĩ dưỡng cũng được phát triển mạnh với các trung tâm du lịch nổi tiếng như Cai-rô (Cairo), Kép-tao (Cape Town)....
Ngoài ra, hoạt động khai thác khoáng sản ở môi trường này diễn ra khá mạnh với khai thác dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam. Tuy vậy, môi trường này hiện đang bị đe dọa bởi hiện tượng hoang mạc hoà, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Câu 20: Người dân châu Phi đã làm gì để khai thác, sử dụng thiên nhiên ở môi trường địa trung hải?
Trả lời:
Người dân đã khai thác đặc điểm thiên nhiên về nhiệt độ, lượng mưa, đất và sinh vật để trồng cây ăn quả cận nhiệt như: nho, ô liu, cam. chanh và cây lương thực như: lúa mi, ngô. Dựa vào khoảng sản sẵn có, người dân cũng đã tiến hành khai thác và xuất khẩu phốt phát, khí đốt, dầu mỏ. Tuy nhiên, tình trạng hoang mạc hoa cũng đang là thách thức lớn đối với các quốc gia ở môi trường này.